woensdag 7 april 2010

Văn,Tư,Tu Tự ngã luận

I - Mở đề:

Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn (84000) tu học Phật, có nhiều phương pháp học Phật sinh động. Chủ thể chỉ là một. Một là đoạn trừ đau khổ. Tiến tới chơn ngã Pháp hữu vi niết bàn. Nhưng Văn,Tư,Tu là phương tiện tu trì, khai mở trí huệ học giúp cho hành giả học và hành trì theo lời Phật dạy nhằm đến mục đích an lạc trong hiện tại và tiến đến qủa vị Niết bàn.

VĂN : Tập trung các dử kiện nghe, thấy, trình bày, ghi nhận, trong kinh điển và các luật, luận từ các thầy tổ ghi chép lại sau ngài nhập niết bàn.

: Ðưa ra những nhận định thuyết yếu, suy luận lại Nghĩa, Pháp, Từ, Thuyết. Và đem giáo lý này, hòa hợp vào cuộc sống hiện tại. (Là Pháp thế gian).

TU: Sau khi học một quyển kinh cần nên lựa trọn cho hợp với trình độ thu nhận, Và quán xét kỷ. Sau đó mới lập chương trình, phương án thực hiện. Tu hành và Thiền định.

Tự ngã: Tự ta, tâm ta, ý ta.

Luận: Bàn, quán, xét, Nhận định nhơn quả, chánh tà.

II- Nhập đề:

Các giáo lý trong kinh điển là Pháp Hữu vi, Vô Vi, Chơn ngã pháp. Học một quyển kinh Phật là học tất cã. Nếu người hiểu thì chỉ học một Pháp là đủ, Còn người chưa hiểu thì có học ngàn quyển kinh, trăm ngàn Pháp cũng chưa đủ. Phật Pháp thâm sâu, nhiệm mầu, bất vi, bất biến, không thể luận bàn. Và đây là lời nhận xét của Sư cô Thích Nữ Tuệ Nhi. http://sites.google.com/site/layphat/thien-tri-thuc

Tự ngã luận: Sự hiểu biết của Hành giả, quán lại thân tâm và tu sửa.
Người học Pháp phải hiểu rằng giáo lý của Ngài như một con đường, như ngón tay chỉ mặt trăng, như chiếc xuồng để qua sông đến bờ giác chứ không phải một chủ thuyết triết học để lý luận tranh biện khoe khoang, biện tài cao thấp.

Điểm quan yếu của học Phật là hành trì, là lên xuồng để sang sông chứ không phải nói chuyện sang sông.

Pháp ví như kim chỉ nam, còn thuyền thì do người lái. Là như vậy.

Một ví dụ để chúng ta sáng tỏ hơn về Văn -Tư-Tu, Phật nói '' Tất cả thế gian đều vô thường'' Chúng ta đem ứng dụng vào đời sống của mình.

Ðã biết rõ thế gian là vô thường, khi gặp vô thường đến với bản thân, với gia đình ta, ta vẫn giữ bình tĩnh không lo sợ, không hốt hoảng, sự sợ hãi làm rối ren vô ích, nhờ không sợ hãi nên ta giải quyết vấn đề một cách tốt đẹp, biết vô thường nên chúng ta luôn sống an trú trong hiện tại.

Không hứa hẹn rằng ngày mai mình sẽ tu học chuyên cần, ngày mai tôi sẽ bố thí, sẽ trì giới nhưng một khi vô thường đến thì đã muộn rồi '' Chớ đợi tuổi già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh '' học ở đây cũng có nghĩa là hành. Hiểu được Vô Thường chúng ta sẽ biết quý trọng thời gian, một ngày trôi qua không tìm lại được, phải cấp bách tu hành để lợi mình, lợi người, những lợi ích theo đó tăng trưởng, sự tu hành đó đi đôi với tâm trí tĩnh táo sáng suốt nên gọi là Tu Huệ của pháp thế gian.

III. Chánh đề:

02.Văn Tư Tu Tự Ngã Luận. - Tự học, Tự xét, Tự sữa chữa lại mình. Về Y Báo là Kinh kệ Pháp Cú. Về Chánh Báo hãy tự mình kiểm soát tâm mình sao cho đúng là người đệ tử Phật gia. Chú thích lại những bài kệ làm kim chỉ nam cho mình v.v. http://sites.google.com/site/layphat/van-tu-tu-tu-nga-luan

Website http://sites.google.com/site/layphat/Home gồm có 7 phần. Phần I, II, III Là Tu sửa thân tâm. Phần IV, V, VI, VII. Là phương tiện tìm hiểu thêm về kiến thức.

Phần I. Huân tập: 1.Tam Bảo đảnh lễ, trì tụng, 2.Niệm Phật, 3.Lạy Phật, 4.Kinh Hành, 5.Dưỡng Sinh.

Chủ đề: Thân;
Phụ đề: Miệng; Ý.

Phần II. Học Pháp Cú kinh, Luyện tập thiền quán vô minh, quang minh và trí thanh tịnh.

Chủ đề: Ý
Phụ đề: Thân, Miệng.

Phần III. Chơn ngã Pháp Cú thập tiểu kệ luận. Phần.I. Trắc nghiệm thân tâm và Phần II. Thực thi thân tâm.

Chủ đề: Khẩu (miệng).
Phụ đề: Thân;Ý.

IV. Kết luận:

Website này chủ đề về Tịnh độ. Niệm Lục Tự Hồng Danh. Cho hàng Phật tử tu tại gia trong giai đoạn đầu, không có nhiều thời gian, và hành giả trong 32 già nạn không thể xuất gia.

Tự rèn luyện thân tâm. Phần I, http://sites.google.com/site/layphat/Home

Mở mang kiến thức Phần II, http://sites.google.com/site/layphat/kinh-phap-cu-1

Thực thi kiến thức. Phần III. http://sites.google.com/site/layphat/chon-nga-thap-tieu-luan-iii  

Trong thời huân tu sẽ giúp cho hành giả. Nhiếp phục Thân tâm.
Có trách nhiệm và bổn phận. là phương tiện giúp hành giả lập thành một thói quen. Chính là Phần I trong website này.

Thực hành đi đứng nằm ngồi, Luôn luôn Niệm Hồng Danh. Rất đúng, nhưng mấy ai làm được! Ngoài thời huân tu thân tâm thanh tịnh. Cần phải trao dồi kiến thức trong kinh điển. Chính là Phần II trong website này.

Thân tâm nhiếp phục trong thời huân tu, kiến thức học tập trong Pháp Cú kinh, cũng chưa đủ, vì hàng ngày, cuộc sống chung đụng. Ta không trắc nghiệm và Thực thi thân tâm thì khi gặp việc. Chúng ta có thể quên đi. Chính là Phần III trong website này.

Hành giả chớ vội tin vì nhẹ dạ, Hoặc dùng kiến văn phân biệt, luận bàn.
Thực hành suy nghiệm tinh tường. Lợi lớn cho mình chẳng tệ chi đâu.

http://sites.google.com/site/layphat/
http://chonnga.blogspot.com/
http://tracnghiemthantam.blogspot.com/

Diễn đàn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/


Geen opmerkingen: