maandag 21 juni 2010

Tu tâm dưỡng tánh

Hai mươi bài tự luận cho hàng cư sĩ.
24 giờ Tu tâm dưỡng tánh. (Bài làm số 01)

I. Lời mở đầu:
Tu tâm dưỡng tánh, là một việc làm hết sức hợp lý cho nhân loại, mà ai ai cũng dể dàng làm được. Không cần phải có trí thức thâm cao hay chữ nghĩa thấp kém hoặc người xuất gia làm được mà người chưa xuất gia không thể làm được.v.v.

Người biết tu tâm dưỡng tánh sẽ có cho mình một lối sống vui vẽ, lành mạnh, hạnh phúc. Cho mình, cho người kế bên mình, cho cã họ hành làng lối xóm và quê hương đất nước mình. Chính là tu tâm dưỡng tánh.

Ai ai cũng giữ tròn bổn phận đạo làm con, bổn phận làm cha mẹ, bổn phận thầy, trò. Làm tròn trách nhiệm thì sự sai lầm tình người sẽ bớt đi. Đó là tu tâm dưỡng tánh.
Nếu bạn là người thích đọc kinh điển Thánh Hiền, thích học đạo lý thì hãy bắc đầu ngay đi, chớ đừng để mai sao. Trong Phật luận, Các bậc Chí Thiện thường nhắn nhủ.

“Tu mà không học là tu mù, Học mà không tu là mọt sách.” vậy.

II. Mở đề:

Thật vậy! Tu Phước và Tu tâm cho người chưa thọ trì, hoặc đã thọ trì Tam-quy, Ngũ-giới rất dể dàng, không ra công, phí sức. Không tốn tiền mua. Mà lợi lạc thì vô hạng lượng. Thuận lòng trời, hợp với đạo. Người tốt thì ai ai cũng mến thương.

Người chủ nhân thuận với Thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì mau chóng làm giàu.
Kẽ sĩ biết Trung, hiếu, nghĩa là bậc hiền tài.
Gia đình ấm cúng hạnh phúc là nhờ biết luân thường đạo lý.
Hàng Sĩ, Nông, Công, Thương biết Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.(là Ngũ Giới) thì xã hội tốt đẹp, đất nước giàu sang. Là tu phước, tu tâm.

Trong thành ngữ, ca dao chúng ta thường nghe rất nhiều. Như là.

“Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là tu thân”.

Dựa đề bài 2 . Tu hành là một việc quan trọng nhất của đời người. Tác giả. Tỉnh Vân Đại Sư (Việt-dịch Thích Quảng Lâm) và bài 3 tiêu đề: Mỗi ngày một việc thiện. Tác giả Trần Đình Hoành. Thấy tu dể quá phải không các bạn.

Nhưng sợ tu phước sai lầm, giữ tâm không đúng thì làm sao!

III. Nhập đề:

Tu hành thấy dể thì thật là dể, còn khó thì thật là khó. Dể là chuyện làm phước đức như trên đâu có khó khăn. Còn khó là do tâm mình hay thay đổi “Trong Phật học “Tâm viên ý mã”. Giống như con dượng, con ngựa.

Thiện, ác do đó mà thay đổi chuyền miên. Vì thú vui vật chất, dục vọng. (Tình, tiền, tài, danh, vọng, thực.v.v.). Nên thấy dể mà là thật khó.

Muốn qua khỏi thắc mắc này, thì phải cần học thêm giáo lý. Tìm một quyển kinh cho hợp với trình độ, hợp với hoàn cảnh. Học từ dể đến khó (quanh trọng là thực dụng ngay đời sống). Nhưng cần phải có trí lực. Trí lực là tinh cần, nhẩn nhục, huân tập thường xuyên. Thì mới dể thành thói quen (Chính là rèn luyện thân tâm an tịnh). http://sites.google.com/site/layphat/

Và muốn biết mình có đạt thành thì phải thực thi thân tâm với chính mình và đối với người xung quanh ta có/không?- Chính khó nhất là “Thứ nhứt tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Là vậy.

Các bạn xem lại dựa đề bài Dung hòa giữa đốn ngộ và tiệm ngộ của Tiến sĩ Nguyễn Đức Diện. Xuy ngẫm lại lần nửa!- Ý xưa, nghĩa nay có ứng dụng trong bài này không!

- Có thể được. Chúng ta không phải là người xuất gia, thì sự ràng buộc gia đình, đời sống, xã hội rất nhiều. Thì thử hỏi làm sao hàng ngày, tọa thiền, tụng kinh, xám hối? – Vì thế dung hòa sự đốn ngộ và tiệm ngộ. Có thể bằng từ ngữ khác: Nội tu, Ngoại tu.

Ngoại tu: Chính là Tỉnh-giác (Bình tỉnh trong cuộc sống “Vui, buồn, giận, ghét.v.v.”) trong mọi hoàng cảnh. Cho mình đối với người, Người đối với mình và mình đối với chính mình. Phân biệt chánh tà, làm lành lánh dữ. ( Cũng gần tương tự. Trong Thiền có tên khác là: Thiền Quán hay Thiền minh sát).

Nội tu: Học tập giáo lý kinh điển ( Thì mới biết mình có thực là tỉnh giác hay mê giác). Thứ hai tự tìm thời gian thích nghi để huân tập. Coi đây là bổn phận (Xét lại xem: Ði làm để nuôi thân mạng còn bắc buộc phải làm. Còn huân tập để tìm sự an vui, đoạn khổ tại sao không làm được. Vậy cái nào nặng, cái nào nhẹ. Thì ta mới cảm nhận, hứng thú mà huân tập vậy).

Trong Kinh Pháp Cú.

Thật vậy! Thiền-định sanh trí-huệ,
Chẳng hành thiền trí huệ mờ phai.
Biết đường hai ngỏ. “Tăng cùng tệ”.
Hãy cố sao trí huệ tăng hoài.

Ngoại trừ thời gian học kinh điển trao dồi kiến thức, và Thiền-định lâu ngày để sanh tuệ thức. (Tuệ thức chưa hẳng phải là chứng ngộ, xin đừng vội sanh tâm ngã mạn thì uổng phí công tu hành).

Thí dụ: Tọa thiền, Niệm Phật, Trì chú, Tụng kinh, Xám hối, Lạy Phật hay kinh hành tất cả là Thiền-định. Cứ nghĩ tu được bao nhiêu thì tu. Có còn hơn không, thì mới thấy tu không có vì khó cã.

Dựa đề 4 Thư phản hồi của sự tu phước, tu tâm Tác giả Trần Đình Hoành, Có luận về Thiền-Tông, Tịnh-độ, Niệm Phật. Thì thật là không dể như chúng ta tưởng. Phải là người có căn cơ, kiến thức rộng sâu, có nhiều thời gian đòi hỏi. Chính là cách tu đốn ngộ của Thiền-tông Trung-hoa. Nếu chúng ta có thời gian hay đã xuất gia cũng nên theo hướng này mới mau lẹ hơn. Vậy tùy căn cơ, tùy sở thích của bạn. Chúc bạn nhiều thành công.

Nhưng chánh đề của bài này là học từ từ, rồi từ dể tới khó. Lâu vần thành thói quen thôi.

Tuy chậm nhưng chắc. Chắc là chắc chắn có hạnh phúc vui tươi trong đời này.

IV. Chánh đề:

Bài làm số 01 này quá dài, dựa bài đã mất hơn 9 trang, Nếu không có dựa bài thì không tìm được điểm tựa. Mong rằng các bạn hiểu cho. Chúng ta hãy thư giản một chút, rồi hãy quay trở lại.

Quí vị chuyên thuần về Thiền-tông, Tịnh-độ, Mật-tông, Thiên-tông hay các môn phái khác cũng nên xem qua cho biết. Vì tất cã bài tự luận viết về tôi, về các bạn chưa có chủ trương chọn pháp môn học, hoặc người mới bắc đầu học đạo. Cho nên bất luận về hình thức nào cũng có sai biệt. Cùng sự sai lầm. Chớ đừng hiểu lầm là phá đạo, đi ngược lại Phật-giáo ngày nay. Rất cám ơn, cho sự thành tâm này.

1.0. Tự luận bài thì quá dài. Nhưng thật sự chỉ có 3 đường lối Tu tâm dưỡng tánh ngắn gọn. Các bạn xem dưới đây.

1.1. Dựa đề bài 2 của tác giả Tỉnh Vân Đại Sư và bài 3 của tác giả Trần Đình Hoành, thì cũng đủ rồi. Không cần học thêm. Làm việc thiện cho mình vui, và người khác cũng là Tu tâm dưỡng tánh.

2.0. Nếu thích hợp học đạo lý, và tự rèn luyện kiến thức, và tuệ thức thì phải học thêm kinh điển và đường lối tu hành rèn luyện thân tâm.

2.1 Nội tu: Chính là công phu, rèn luyện, huân tu, hay huân tập đều cùng nghĩa của an trụ tâm. Chính là dĩa CD. Niệm Phật trong video Website Lạy Phật này. http://sites.google.com/site/layphat/

Một dĩa CD có 5 công dụng, là…

2.1.1 Bạn có thể ứng dụng vào Trì kinh, Niệm Phật.

2.1.2 Bạn có thể ứng dụng vào Xám hối, Lạy Phật, Niệm Phật.

2.1.3 Bạn có thể ứng dụng vào Lạy Phật, Niệm Phật, Dưỡng sinh.

2.1.4 Bạn có thể ứng dụng vào Kinh hành, Niệm Phật.

2.1.5 Bạn có thể ứng dụng vào Dâng hương, đãnh lễ, Niệm Phật.

2.2. Ngoại tu: Là chúng ta muốn luôn luôn tỉnh giác trong an định, học an định, Trước tiên phải xem, hoặc học thuộc lòng các bài kệ trong kinh Pháp Cú. Sau thì bạn tuỳ nghi tìm các kinh điển khác.

Vì Kinh Pháp Cú này, Chính từ Kim-khẩu ngài, Là Đức Phật Thích Ca, Khi ngài còn thị hiện ở cỏi trần, Ngài đã giáo hóa cho các hàng cư sĩ, tăng chúng xuất gia, tại gia. Trong mỗi bài kệ, là mỗi chuyện đời, đạo đã xẩy ra. Là một giáo lý xưa và nay đều thực tiển. Không có một nhà tâm lý học, khoa học, triết học nào khác mà không dựa vào.

3.0. Sự ứng dụng vào đạo/đời. Chính là chơn lý ái ngã luận. Có lẽ viết suốt đời cũng không xong. Phiền não của nhân loại nhiều lắm. Rất đúng trong lời nói của Trần Đình Hoành. Nhưng không biết khổ, thì sao đoạn khổ!

3.1. Quả của Khổ đế là Nhân của Tập đế (Trong 10 lậu hoặc phiền nào chánh là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến).

3.2. Quả của Tập đế là Nhân của ái ngã. (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Là sự duyên khởi đầu trong Thập nhị nhân duyên.

3.3. Quả của ái trong văn từ, ngôn ngữ ngày nay là gì! Chính là chữ Tình. (Trong căn bản chữ tình: Là Tình cảm, tình thương, tình nghĩa, tình yêu.v.v.)

Nhưng nhân nó ở đâu? – Là bài làm số 20 Ái ngã luận. (Chưa hoàn tất). Dựa bài 4 của tác giả Trần Đình Hoành có khuyên. Là nếu bạn minh tâm, kiến tánh thì các phiền não chướng nay sẽ tự nhiên mất theo. Nhưng hàng ngày bạn còn phiền não thì hàng ngày bắt buộc phải nhổ từng cọng cỏ thôi. Vì hàng ngày bạn còn tiếp súc với đời, với thân tứ đại này.

V. Kết luận:

Tóm lại tu tâm dưỡng tánh, chỉ cần hiểu nhân quả. Thiện ác ở đời là đủ rồi. vui cho mình và cũng làm vui cho người chung quanh mình nửa.

Hai là muốn trao dồi kiến thức cần phải học đạo lý. Trước Thọ Tam-quy, Ngũ giới. Sau là Thông hiểu rõ Nội, Ngoại tu cã hai.

Ba là muốn đoạn khổ phải dùng dao trí huệ (37 phẩm trợ đạo), diệt trừ từng phần. Là Đạo đế. Là Nhân Thiện.

Bốn là bạn muốn mỗi ngày làm một việc thiện (Chính là bố thí). Tạo Phước. Thì cũng nên mỗi ngày tìm cho tự mình một cái sai lầm viết vào giấy http://phap-cu.blogspot.com/ hoặc chia ra hai phần Thiện và ác. Rồi lấy đó làm phương án học, xin đừng tái diển nửa (Chính là sửa tâm). Tự nhiên niềm vui, hạnh phúc sẽ đến. Thực hành thử xem! (Chính là Quả thiện của Diệt đế). (Trong bài làm số 19).

Năm là bạn chuyên thuần một pháp môn thì hãy cố gắng kiên trì. Nếu có đủ điều kiện, đủ thời gian. Ngoài ra bạn còn sống chung với đời, thì học thêm kinh Pháp Cú. Rất tốt.

Và đây là Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/ http://phapcu.wordpress.com/


zondag 20 juni 2010

Tu khẩu nghiệp


Tu khẩu nghiệp thì nên học Niệm Phật.
(Bài làm số 02) Học Tu Tâm, Sửa Tánh.

I. Mở đề:

Học Niệm Phật về sự thì học rất dể dàng, ai học cũng được, không tu học cũng được, đi, đứng, nằm, ngồi Niệm Phật, cho tới ăn, uống, làm việc nặng nhẹ cũng Niệm Phật được.
Nhưng về lý thì có khác biệt nhiều. Niệm Phật cầu thành Phật, Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ, và Niệm Phật để cho tâm bình, cảnh lặng.v.v.

II. Nhập đề:

Đừng giận hờn, giữ miệng mình,
Chớ vì cao có miệng sanh cộc cần.
Lời thô ác, miệng hằng dứt bỏ,
Tiếng diệu hiền, miệng cố giữ gìn.

Bài văn này, đọc qua là hiểu liền, dể quá mà, nhưng thật sự thì không dể đâu các bạn.

Nói về Ngoại-tâm (Trong bài 01. Tu tâm, dưỡng tánh là giữ thân tâm trong sạch, Mình đối với người, người đối với mình, và ta đối với ta). Là được rồi, tốt lắm rồi.

Nhưng một khi ta bị tám gió thồi (Là vui, buồn, thương, ghét, thịnh, suy, vinh,nhục, thì tất nhiên phải động rồi, (Xem bài: http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=29&t=3037#p20787 ).

Do đó muốn sửa tánh, không phải giữ Ngoại tâm là đủ (Là ví như cành, lá hay xem kinh Pháp Cú cho là đủ), mà phải sửa ngay tận gốc rể trong Nội-tâm. Thì phải làm sao?

- Tất nhiên chúng ta phải luyện tập hành ngày, trở thành thói quen, Tánh xấu quên vần, thì tốt đến, còn tánh đã tốt thì càng tốt thêm.
Vì thế học Niệm Phật là dể nhất, chỉ có đường này, chẳng có đường nào khác, sẽ đưa ta đến thanh tịnh hóa kiến tri.
Nhưng chúng ta tu, sửa nhà đừng dột nát. Trước ta phải học cách sửa chữa, hoặc muớn thợ làm.

Còn Tu tâm sửa tánh thì không thể mướn thợ được! Vì vậy muốn học Niệm Phật để thanh trừ khẩu nghiệp, cần phải có phương pháp học từ thấp tới cao, thì mới thấy là dể dàng, mới thấy tu sướng lắm. (là bớt khổ, giảm ba độc.v.v.)

Ngoài đời học nhiều rồi, khổ nhiều rồi, Tu mà khổ nửa thì tu sao nối, phải không các bạn!

III. Chánh đề:

Phương pháp tu Nội-tâm (Thiền-định) trong Phật-giáo của các Thiền-tông, Tịnh-độ-tông, Mật-tông, Duy-thức-Tông.v.v. Nhiều lắm biết không hết, tu không sể.

Vị thức của bạn (Hành-giả) của tôi hay của ai khác thì cũng khác nhau. Cho nên tùy vào sở thích của mõi người. Không ai dám nói pháp này hay, pháp kia khó.

Và tôi cũng không phải là thầy, cũng không phải là nhà truyền-giáo, chỉ là một Cư sĩ bình thường cũng như bạn. Chỉ có Ngài là Thầy, Ngài là Đức Phật Thích Ca, đã thị hiện ở cõi trần, Nói lên sự thật của Chân lý tu hành.

Tôi là người học lại, và đã thực hành phương pháp Niệm Phật. Thì cảm thấy là Phương Pháp Niệm Phật dể lắm. (là thành Phật thì khó, còn thành người thiện lương thì dể lắm).

Và đã nhiều năm thu thập tài liệu thành lập ra dĩa CD thô thiển này. Còn rất nhiều thiếu sót. Hy vọng bạn thành lập một dĩa CD khác, đầy đủ hơn, đó là điều mong đợi của tôi đã nhiều năm nay. Thân ái. TN.

Phương Pháp Niệm Phật trong: http://sites.google.com/site/layphat/ Là trợ duyên tạm thời, trong thời gian chờ đợi, Thầy, Thiện tri thức thành lập dĩa CD mới. Hoặc Hành-giả huân tập một mình, hay cho người không có thời gian.v.v.

Nguồn gốc âm thanh: Sưu tập trên Website. (Do đó không biết Pháp-danh Thầy, Nhưng gốc từ nơi chùa Hoằng Pháp Việt-nam, và âm thanh Niệm Phật này, chính là Kinh-hành Niệm Phật).

Sự vi diệu âm thanh: Không cao, không thấp, không dài, không ngắn, và rất đều đặn. Rất thích hợp cho Niệm Phật, Lạy Phật, Dưỡng Sinh, Kinh Hành.

Nội dung: Trước là dâng hương lễ Phật, Sau là Niệm Phật, còn Pháp Nguyện và Hồi hướng thì tùy thuận Hành-giả chọn riêng cho mình.

Niệm Phật gồm có 240 câu lục tự Hồng-danh (Một chi là 12 câu, Thầy niệm chín câu, đại chúng niệm theo 3 câu). Vị chi là 1440 chữ.

Thời gian huân tu khoãn: 27 Phút.

IV. Kết Luận:

1. Tu Khẩu nghiệp chỉ có pháp môn Niệm Phật là vi diệu nhất, Là Niệm Pháp thì không Niệm chúng sanh. Thí dụ: Bạn thường hay nói chuyện người. Nếu đã quen Niệm Phật rồi, dù bạn muốn nói, cũng không nói được. Thí dụ 2, bạn đang đau bụng, thì bạn cũng Niệm Phật đi, vì cái đau đó, bạn không nghĩ tới, thì sẽ bớt đau đi.v.v.

2. Huân tu cứ nghĩ là bổn phận làm người, trách nhiệm giống như làm chủ, làm thợ, Thì bạn cảm thấy không có khó. Và cứ nghĩ đi làm để lảnh lương nhưng khi thấp nghiệp, thì tiền cũng hết. Còn huân tu Niệm Phật thì còn hoài.v.v.

3. Ngoài thời gian huân tập cũng chưa đủ, Mà trong tất cã cử chỉ, hành động, công việc cũng phải nghĩ, tưởng, quán Niệm Phật.

4. Niệm Phật thuần thục được, thì khi chúng ta có duyên với Phật A Di Đà, thì cầu vãng sanh tịnh độ. Cũng dể dàng, vì ta đã quen rồi, thì quá dể, (Gọi là Niệm Phật dự bị).

5. Bạn có thể từ Niệm Phật dự bị tiến tới Tịnh-độ cũng dể, chỉ cần sưu tập và am tường kinh điển Tịnh-độ “Kinh A Di Đà”, “Kinh Quán Vô Lượng Thọ.v.v.”.

6. Huân tu cần phải lập trình thời gian nhất định, từ ít tới nhiều, từ chậm tới nhanh, từ thuộc lòng cho tới nhất tâm (Gọi là không niệm mà niệm). Thì mới không mau chán, và lợi lạc vô cùng tận.

Thân ái, TN
http://sites.google.com/site/layphat/tu-khau-nghiep

Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/

Tu Thân nghiệp

Tu Thân nghiệp thì nên học Lạy Phật.
(Bài làm số 03) Học Sửa Tâm, Sửa Tánh.

I. Mở đề:
Chào các bạn,

Tu Tâm, Dưỡng Tánh thật là dể, không cần học, chỉ cần bắc chước đều thiện, đều phải thì nên làm là được rồi. (Là Người Hiền).

Còn Tu Tâm, Sửa Tánh cũng thật dể, ngăn ngừa “Bát Phong” tám gió, chỉ tu có 6 chữ “Lục Tự Hồng Danh” Nam Mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật, mà còn tăng Phước lớn vô lượng. Không có vì bằng.

Vậy học Sửa Tâm, Sửa Tánh cũng không khó vì, như biết 1+1=2 thêm một chút năng lượng thì diệt tội hằng sa. Vì vậy không có pháp thù thắng nào hơn là “Lạy Phật”. Vậy.

II. Nhập đề:

Thông thường trong đạo tràng tu Tịnh Độ có thời khóa lạy Phật A Di Đà, cứ niệm danh hiệu ba lần thì lạy một lạy, nghĩa là vừa niệm dứt câu Nam Mô A Di Đà Phật thứ ba là lạy xuống. Lạy Phật là tỏ lòng quy kính Đức Phật, quán tưởng lạy một vị Phật là lạy hết cả mười phương chư Phật. Lúc lạy là khởi tâm cung kính quán tưởng như mình đang lạy trước một vị Phật sống. Khi lạy Phật thì năm vóc (hai đầu gối, hai khuỷu tay, và đầu trán) gieo sát đất. Khi lạy là khởi quán buông xã tất cả những tâm niệm dơ bẩn sai trái và phát khởi ý tưởng trong sạch, tinh tấn làm tất cả các điều thiện.

Niệm Phật một câu Phước sanh vô lượng,
Lạy Phật một lạy diệt tội hằng sa.

Cũng giống như bài số 02 về sự là ta lạy cách nào cũng được, miễn tâm ta an tịnh là được.

Lạy một Thánh-nhân, hay Lạy tổ tiên, ông bà, hay Cha mẹ là để tỏ lòng Tôn kính, Hiếu thảo, là bậc hiền lương phúc hậu. Người đời đáng noi gương.
Con cháu ta sau này cũng bắc chước theo đạo làm người, Theo Phong tục tập quán, mới đúng là một nền Văn-hóa thuần thúy của người Việt-nam.

Về Lý sẽ làm giảm bớt đi tánh cao ngạo, phân biệt giai cấp. “Cái Ta”. Thì xã hội sẽ bình đẳng, đất nước giàu sang. Như “Lá lành đùn lá rách”.v.v.

Lạy Phật một lạy diệt tội hằng sa, là ta phải nhờ vào cã hai lực!

- Về Tha Lực, có nghĩa là khi ta đã làm đều sai lầm, hoặc gặp nhân quả xảy ra thì ta cầu Tha Lực của Phật trời phù hộ, nhờ lạy Phật cũng giảm đi một phần nào lo âu, nhưng cũng chưa đủ để giảm hóa tội lỗi của ta. Nên phải cần về.

- Tự Lực là chính ta phải xám hối sẽ không tái phạm nửa, hoặc chấp nhận nhân quả đó vì xưa kia ta đã làm hay kiếp trước ta đã làm. Và ý nghĩa Lạy Phật này là để ăn năng sửa đồi, Tâm của ta, hay gọi là Sửa Tâm, Sửa Tánh lại, thì mới đúng là Lạy Phật để diệt tội hằng sa, Về Niệm Phật cũng rất cần Tha Lực và Tự Lực.

III. Chánh đề:

Sự lạy Phật có rất nhiều cách lạy khác nhau, giữa nước Việt-nam, Tây-tạng, hay Trung-hoa đều khác; Giữa người Xuất-gia và Tại-gia Và giữa phái Nam và Phái Nữ cũng đều khác nhau. Nên chúng ta cũng đừng phân biệt về đều này, Bạn lạy với lòng “Thành kính” hay “Thất kính” lo do tâm bạn. Còn cách thức bạn lạy làm sao cho thổi máy mới là đều quan trọng. Nhưng thất lễ lạy thì không mấy đẹp ( Thí dụ: Như lạy chổng mông, lạy giang hai chân, Hoặc lạy một hồi thì thục lùi, hay kêu lộp bột, hay ngã vào người khác.v.v.”).

PHPT. Phải lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa.- Ðể cho đúng với ý nghĩa trên, khi lạy Phật phải quỳ xuống. Ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật. Và cuối lưng xuống đặt trán mình trên hai lòng bàn tay.

Trước khi lạy Phật, phải dọn mình cho sạch sẽ: rửa mặt, súc miệng, lau tay chân, thay y phục và mặc áo tràng.

Xong xuôi, mới đốt hương ra trước bàn Phật, đứng ngay thẳng, tay chắp để trước ngực, mắt nhìn tượng Phật, tâm tưởng đến các tướng tốt và những đức hạnh cao cả của Ngài, và tỏ bày nguyện vọng chân chánh của mình, xá rồi cắm hương vào lư, đánh tiếng chuông và lạy Phật ba lạy.

Lễ Phật như thế mới đúng pháp; trong kinh gọi là "Thân tâm cung kính lễ" , nghĩa là thân tâm hăng hái tề chỉng, nghiêm trang, tâm thì hớn hở vui mừng và hết lòng thành kính như gặp được Phật còn tại thế.
Trái lại, chúng ta lễ Phật với lòng ngã mạng (ngã mạng lễ), hay với tâm cầu danh (cầu danh lễ), thì đã không có kết qủa gì, mà còn mang thêm tội.

Ngã mạng lễ, là khi lạy Phật mà trong tâm còn ngạo nghễ, kiêu căng, năm vóc (đầu, hai tay, hai chân) không sát đất, đứng lên cuối xuống một cách cẩu thả, qua loa cho có chuyện.

Cầu danh lễ, là khi thấy có đông người thì miệng liền to tiếng dài hơi xưng danh hiệu Phật, thân lại siêng năng lạy không ngừng nghỉ, cố ý để cho mọi người khen ngợi. Trái lại khi không có người thì thân lại biếng nhác, tâm lại giải đãi, không muốn lễ bái gì cả.

Hai cách lễ bái trên đây rất giả dối, vậy những ai muốn tiến trên đường Ðạo, thì phải nên tránh ngay.

Bốn phép lạy (thuộc về lý).- Về phương diện lý thì có bốn phép lễ.

a) Phát trí thanh tịnh lễ.- Trong phép này, người hành lễ phải thấu suốt rằng cảnh giới của Chư Phật đều tùy tâm hiện bày, nên lạy một Ðức Phật, tức là lạy tất cả Chư Phật, lạy một lạy, tức là lạy tất cả Pháp giới, vì Pháp thân của Phật dung thông.

b) Biến nhập pháp giới lễ.- Trong pháp này, người hành lễ phải tự quán thân, tâm cùng tất cả các pháp, từ hồi nào đến giờ đều không rời pháp giới.

c) Chánh quán lễ.- Trong pháp này, người hành lễ lạy Ðức Phật ngay nơi tự tâm của mình, chứ không duyên với Ðức Phật nào khác, vì tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, đều sẵn có Phật tánh viên mãn, bình đẳng và chân giác.

d) Thật tướng bình đẳng lễ.- Trong pháp lễ này, người hành lễ không thấy có tự, có tha; người và mình là một, phàm và Thánh nhứt như, thế và dụng không hai. Do đó, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát có nói: "Năng lễ, sở lễ tánh không tịch", nghĩa là người

lạy, và đấng mình lạy, thể tánh đều vẳng lặng. Như thế mới thấu đáo và hợp lý Bát Nhã.

Bốn phép lễ này, lý cao khó nghĩ bàn, nếu chẳng phải bực thượng căn, thượng trí, thì không thấu nổi và khó làm theo được. PHPT

*********************

Phương Pháp Lạy Phật, Niệm Phật trong: http://sites.google.com/site/layphat/ Là trợ duyên tạm thời, trong thời gian chờ đợi, Thầy, Thiện tri thức thành lập dĩa CD mới. Hoặc Hành-giả huân tập một mình, hay cho người không có thời gian.v.v.

Nguồn gốc âm thanh: Sưu tập trên Website. (Do đó không biết Pháp-danh Thầy, Nhưng gốc từ nơi chùa Hoằng Pháp Việt-nam, và âm thanh Niệm Phật này, chính là Kinh-hành Niệm Phật).

Sự vi diệu âm thanh: Không cao, không thấp, không dài, không ngắn, và rất đều đặn. Rất thích hợp cho Niệm Phật, Lạy Phật, Dưỡng Sinh, Kinh Hành.

Nội dung: Trước là dâng hương lễ Phật, Sau là Niệm Phật, còn Pháp Nguyện và Hồi hướng thì tùy thuận Hành-giả chọn riêng cho mình.

Niệm Phật gồm có 240 câu lục tự Hồng-danh (Một chi là 12 câu, Thầy niệm chín câu, đại chúng niệm theo 3 câu). Vị chi là 1440 chữ.

Thời gian huân tu khoãn: 27 Phút.

1. Cách lạy 40 lạy trong thời gian huân tu.(Xem lại trong dĩa CD)
2. Cách lạy 80 lạy trong thời gian huân tu. (Xem lại trong dĩa CD).

3. Cách lạy 120 lạy trong thời gian huân tu. Có nghĩa là khi bạn nghe một câu Niệm Phật thì bắc đầu từ.

a) hai bàn tay chấp trước ngực, chân hình chữ bát (gót ép sát, bàn dang ra). “Theo tiếng, Nam Mô”.

b) Từ ngực đưa đến đỉnh trán, tiếp theo hai bàn tay mở ra,”Theo tiếng, A Di”

c) Sau đó khép lại hạ từ từ về vị chí củ (hai tay chấp trước ngực). Thời gian này bằng 6 chữ hồng danh (là một câu). “Theo tiếng, Ðà Phật”

d) Năm dóc sát đất là buông hai tay ra và cuối sát đất bằng đầu, hai tay, cùi chỏ, đầu gối, bàn chân. “Theo tiếng Nam Mô”.

e) Tiếp theo hai bàn tay mở ra, sau là nắm lại “Theo tiếng A Di”.

f) Thông thả trở về vị chí củ “Theo tiếng Ðà Phật”.

Chú ý: Từ a) cho tới f) = 12 chữ Hồng Danh = 2 câu Niệm Phật + 1 Lạy + Thời gian = 120 lạy.

Thời gian lạy Phật cũng luôn luôn Niệm Phật thì mới được cã hai diên dung.

IV. Kết Luận:

Xám hối có rất nhiều cách trong Phật-giáo: Tiểu xám hối (12 lạy). Hồng Danh xám hối (108 lạy). Lại còn rất nhiều cách xám hối.v.v.

Bài số 03 chỉ chuyên thuần “vừa Niệm Phật, vừa Lạy Phật” cho thanh tâm an lạc. Sự lợi ích, càng lạy, càng khỏe, vì lạy đều đặn theo âm thanh.

Người bệnh, hay tàn tật, già cã, người có thai, cần hỏi lại Thầy trước khi lạy.

Người phụ nữ đứng lại nhiều khi không được tiện, Nên tìm chổ khuất hay sau người nam lạy, hoặc ngồi lạy cũng rất tốt. Công đức cũng vô lượng, giống nhau.

Thân ái. TN
http://sites.google.com/site/layphat/tu-than-nghiep

Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/


Dưỡng Sinh

Cần biết về Dưỡng Sinh.
(Bài làm số 04)

I. Mở đề:

Chào các bạn. Hải Thượng Lãn ông dạy rằng:

Trong nhà mở cửa thoáng hơi,
Để cho dưỡng khí mặt trời lọt qua
                                                    Hàng ngày luyện khí chớ quên
                                                 Hít vào thanh khí độc liền thải ra
                                              Làm cho khí huyết điều hòa
                                                 Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.

Và Công phu lạy Phật là pháp môn rèn luyện Thân, khẩu, ý, còn gọi là Lạy Phật Dưỡng Sinh Thực tập hàng ngày sẽ có. Năng lượng càng cao, Sức khỏe càng tăng.

Trong Kinh Luận thuyết rằng thân thể con người dụ ý do bốn đại tạo thành là đất, nước, gió, lửa thì mới tạo ra sức sống, còn như thiếu 1 trong 4 đại thì sẽ mạng vong.

Thân ví như đất, hàng ngày cần có năng lượng (Thức ăn, uống) vào, nước ví như máu, làm cho thân ấm áp là ví như lửa, còn gió ví như không khí (Phổi).

Nếu con người mất hơi thở thì chết. Do đó nạp năng lượng không đồng đều thì dể sanh bệnh, còn ăn quá độ thì mập, nặng nề, khó thở.v.v.

Vì vậy người trẻ cũng như già đều cần ăn uống đều độ (Bớt dầu mở, muối, đường, thịt, cá.v.v), giữ gìn sức khỏe phải luôn năng tập thể thao. Như vậy mới đem lại cuộc sống vui tươi, lành mạnh.

II. Nhập đề:

Cuộc sống của người có tuổi hiện nay.

Xã hội Tây Phương có đời sống cao, người có tuổi được nhà nước trợ cấp Chưa có thời nào của lịch sử loài người mà tuổi già bi bao vây vì những căng thẳng như thời buổi này.

Ở Tây Phương, kiếm việc làm khó khăn từ tuổi 45 trở đi, nên nhiều người không có thể kiếm sống được vào tuổi 65. ở Mỹ 1/3 người già không có thu nhập riêng nào, 70% có thu nhập thấp, kể cả tiền cứu trợ cho người già. Người già nghèo chỉ đủ tiền để nhét một cái gì rẻ tiền vào bụng, chỉ có một cái xó ở để chui ra chui vào thay vì nằm ngủ giữa trời…Lo sợ bệnh tật, chết chóc, có ai ý thức được cái cô đơn mà người già cảm sợ trong lúc hoàng hôn, không một ai để ý đến, không một chút tình thương của ai!

“Con cái thờ ơ với thân phận ông bà cha mẹ. Ngày xưa có truyền thống giáo dục nghiêm khắc “Một lòng thờ mẹ kính cha”, nên bằng bất cứ giá nào, con cái cũng tự thấy phải có nghĩa vụ chăm lo và tôn kính cha mẹ cho đến khi khuất núi…Ngày nay, thường thấy ở Mỹ, nhiều con cái rút lui chẳng có chút băn khoăn nào, khi cha mẹ có hưởng được trợ cấp của Nhà nước (nếu có, là một tiếng thở ra nhẹ nhõm!). Thế nhưng đối với người già sự kết thúc này lại vô cùng đau xót. Họ nhớ lại cái thời mà những đứa con còn chăm sóc tỉ mỉ… Các bậc cha mẹ đã yêu thương con cái, và bây giờ, ai đền bù lại kho báu tình thương trìu mến đó? Chúng ta đừng nghi ngờ rằng đã có quá nhiều cụ già mà trái tim bị vò xé, khi họ bị ruồng bỏ trong số phận buồn tủi!”.
Nhưng, chính con cái không phải là kẻ duy nhất có tội, mà tất cả trong xã hội đều có tội, vì tất cả đã cho người già như là trở ngại cho cuộc sống hiện tại...

Rèn luyện dưỡng sinh từ thời thanh niên là bí quyết tốt nhất

Tuổi thọ con người ẩn tàng trong lứa tuổi 20, nhưng người trai trẻ thường quên để ý vấn đề này. Thực tế các thanh niên đang sống sẽ có ngày đến hoặc vượt quá tuổi 65. Vào tuổi 20 – 30 phải làm gì để chuẩn bị cho tuổi già? ở tuổi 40 – 50 là lúc tốt nhất để nghĩ đến nó (tuổi già). Thời gian lúc đó là quí giá. Vào tuổi 70 – 80, hãy thử cân bằng tinh thần và thể xác..

Dù 20 hoặc 60 tuổi, cũng cần nhanh chóng lập một chương trình chính chắn về những vấn đề cần làm. Sau 65 tuổi, thì những ngày già sẽ nhẹ nhõm. Trong suốt cuộc đời ta, ta có nhiều khả năng lựa chọn. Dù ở tuổi 80 hay khi còn niên thiếu, chỉ khác là ở tuổi 80, đã có những thói quen ăn sâu bám rễ. Nhưng ở tuổi 80, người kiên quyết vẫn có thể thay đổi thói quen.v.v.

III. Chánh đề:

Do đó muốn công phu niệm Phật được miên mật trong suốt thời gian nhập thất, thì nên áp dụng vào ba tư thế là tọa niệm, Lạy Phật và kinh hành.

Với tư thế kinh hành thì nên áp dụng mỗi niệm một bước. Bước càng chậm rãi, niệm càng lắng sâu, nghe càng rõ ràng.

Hết kinh hành lại tọa niệm, hết lạy Phật thì kinh hành, hoặc xong tọa niệm đến kinh hành. Hãy chia đều thời gian, Thí dụ: kinh hành nửa giờ thì tọa niệm cũng nửa giờ.

Trước khi lạy Phật cần biết:

1.- Tuần tự, từng bước: Tập luyện phải đi từ dể đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt phải biết nâng cao dần dần số lượng, và cường độ các bài tập cho phù hợp với sự tăng biến sức khỏe, giúp cho cơ thể thích ứng với hoàn cảnh hoạt động hàng ngày, đạt yêu cầu “sống khỏe, sống vui, sống hữu ích”.

2.- Thường xuyên và có hệ thống: Hệ thống các bài tập có mục đích rèn luyện hoạt động của các cơ, khớp, thần kinh, cơ quan nội tạng.
Tập thường xuyên hàng ngày, không bỏ ngày nào, lập đi lập lại liên tục.
Hoạt động của con người sẽ thành thạo, không hao phí sức lực, làm cho sức khỏe càng tăng, năng suất lao động càng cao.
Những phản xạ sinh lý khỏe mạnh, hữu ích được củng cố vững chắc, giúp ta đẩy lùi lão hóa, tiến tới xóa bỏ các phản xạ bệnh lý cố hữu giúp con người chiến thắng bệnh tật.

3.- Toàn diện: Cơ thể con người là một khối thống nhất.
Cơ cấu và hoạt động sinh lý của các bộ phận cơ thể có quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng hỗ tương với nhau.
Một bộ phận nào của cơ thể suy yếu, mắc bệnh sẽ trực tiếp hay gián tiếp làm suy yếu các bộ phận khác.
Do đó nên lựa chọn các môn tập cho phù hợp với sức khỏe và thời gian, hoàn cảnh riêng của mỗi người.

4. Cần hiểu thêm. Chỉ tập luyện ở bộ phận này, bỏ quên bộ phận kia, là thiếu xót, sai lầm (Lạy Phật, Niệm Phật, Tọa Thiền luôn luôn). ĺt nhất mỗi ngày nên tập thở và tập tự xoa bóp toàn thân rồi mới đi sâu thực hiện một số động tác khác.

Cũng cần lưu ý thêm Lạy Phật, nhằm tác động vào các cơ cấu, cơ chế sinh lý của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Lạy Phật chủ yếu tác động vào bộ máy hô hấp, cơ chế hô hấp, hít thở bằng mũi, thông thả, êm nhẹ, dài và sâu.

Từ cơ chế hô hấp mà tác động đến cơ chế tuần hoàn, tiêu hóa, cơ khớp, thần kinh. Mỗi động tác trong các bài tập bao gồm. Hít thở thong thả nhẹ nhàng, êm nhẹ, dài, sâu, kết hợp với cử động cơ, xương, khớp.

5. Ăn uống cần nhiều chất bổ dưỡng, nhẹ. Tránh nặng bụng, khó tiêu. Trước khi tập luyện và sau khi tập luyện khoãn 1 giờ.

IV. Kết luận:

Sự lợi ích về Niệm Phật. Sẽ giúp chúng ta giải bớt hơi độc trong người, Nên cần chổ thoáng mát, sạch sẽ.

Sự lợi ích về Lạy Phật. Tránh được bệnh đau khớp, và giúp cho máu lưu thông toàn thân.

Đảm bảo an toàn cho người lớn tuổi. Trước khi tập luyện, nên kiểm tra sức khỏe, và nhờ thầy thuốc hướng dẫn mức độ tập luyện.
Những điều chống chỉ định thì nhất thiết không được tập. Định kỳ ba tháng, sáu tháng, nên kiểm tra lại sức khỏe.
Trong lúc tập, mỗi người nên theo dõi phản ứng cơ thể. Nếu thấy mệt, đổ mồ hôi nhiều, choáng váng, nên dừng lại rút kinh nghiệm.
Người có bệnh, sức khỏe yếu, nên tập trên giường, trong nhà, trước khi ra sân nên mặc ấm, tránh nơi có gió luồng, gió lùa, ánh nắng gay gắt.

Lựa chọn món ăn thanh đạm là:

1. Thay đổi món ăn hàng ngày. (làm cho khẩu vị thèm muốn).

2. Chọn lựa những món ăn có nhiều sinh tố.

3. Giảm chất Béo, Dầu, Muối. Ngọt.

4. Hạn chế các món đã chế biến (thí dụ: bún, mì, phở, bột ngọt, dấm, phèn chua, hàn the.v.v..).

5. Về va vị tươi như: Hành, hẹ, chanh, gừng, tỏi.v.v.

Cách nấu đơn giản như luộc, nấu, hay để tươi, thí dụ:

        1.Ngũ cốc: Gạo, bắp, khoai, đậu, ngô. (bánh mì nâu).

        2. Thịch, cá, Tàu hủ v.v..(Ăn chay càng tốt hơn).

       3. Rau cải tươi.

       4. Trái cây tươi trong mùa.

       5. Nước uống tinh khiết, canh cải.

       6. Vị dinh dưỡng. Mặn, ngọt, cay, chát, chua, đắng.(Càng giảm thì tốt cho người lớn tuổi).

Về tinh thần ăn uống.

1.Tránh để bụng quá đói, hay no quá. Nên trọn thời gian nhất định.

2.Chén, bát tinh khiết, chổ hợp vệ sinh, mát mẽ. Sẽ tạo thêm khẩu vị.

3. Không nên khắc khe với khẩu vị. Sẽ mất niềm vui trong gia đình. Thí dụ như chế độ ăn kiên, hay chay, mặn. Có thể tự tay làm cho mình món ăn riêng.

4. Hãy dành thời gian trong bửa ăn hòa đồng cùng gia đình, ta sẽ có hạnh phúc vui tươi trong bữa ăn ngon.

Thân ái. TN
http://sites.google.com/site/layphat/duong-sinh

Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/

Kinh Hành và Thiền-định

Tìm hiểu về Kinh Hành và Thiền-định.
(Bài làm số 05)
I. Kinh Hành

Cách nay hơn 25 thế kỷ, nơi xứ Ấn độ linh thiêng và đầy màu sắc tôn giáo, người ta nhận thấy có một tăng đoàn hành khất do đức Phật Thích Ca Mâu Ni lãnh đạo.

Hình ảnh đoàn hành khất thật trang nghiêm và thanh tịnh đã gây xúc động không biết bao nhiêu con tim và tạo nên tình cảm kính quý vô vàn trong lòng xã hội từ vua chúa cho đến thứ dân.

Hình ảnh ấy biểu trưng cho sự giải thoát của những bậc đã giải thoát mà đức Phật là vị khai sáng.

Họ đã giải thoát khỏi sự ràng buộc bởi vật chất và tình cảm thế gian và sống một đời sống tâm linh thanh thoát ngay trong cuộc đời lắm sự trói buộc này. Có lẽ, không ai nghĩ rằng đức Phật khất thực vì cái ăn bởi vì ai cũng biết rằng Ngài xuất thân từ địa vị thái tử của một nước giàu có.

Vậy thì, mục đích thực hành hạnh nguyện này, theo lời Phật đáp lại yêu cầu của vua cha, là theo truyền thống của chư Phật. Là vị Phật, Ngài cũng phải kế thừa truyền thống ấy và cũng để làm tấm gương mô phạm hướng dẫn tăng đoàn đệ tử cũng như giáo hóa chúng sanh.

Bậc khất sĩ đầu ‘đội trời’ chân ‘đạp đất’ là biểu trưng cho sự thực hành hạnh xả bỏ bản ngã và thể hiện tấm lòng từ bi hướng đến với mọi người.

Không phân biệt sang hèn, phẩm vật ngon dỡ, nhiều ít thì làm gì có tâm tham và sân khởi lên khi nhận phẩm vật. Sự thanh tịnh của tâm sẽ chế tác nên năng lượng công đức và phước báo để có thể nuôi lớn tâm vị hành khất và mặt khác hồi hướng cho các Phật tử cúng dường.

Chuyến đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ tức trước lúc mặt trời đứng bóng.

Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không.

Các thí chủ chỉ cúng dường những thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín.

Nếu chưa đủ dùng, chư vị tiếp tục đi theo hàng dọc đến nhà bên cạnh nhưng không được quá bảy nhà.

Chư vị không được phép bỏ sót nhà nào, hoặc dành ưu tiên cho phố xá ở các thị trấn phồn thịnh, các gia chủ giàu hay nghèo đều phải được tạo cơ hội đồng đều để gieo trồng phước duyên, cũng không muốn gây cảm tưởng là chư vị ham thích những khu phố giàu có vì thức ăn ngon hơn.

Kinh hành quán tưởng niệm Phật: Đây là phương Pháp kinh hành niệm Phật, kết hợp quán tưởng, tức là miệng niệm Phật trong lúc đi kinh hành, quán tưởng mình đang bước trên hoa sen. Khi bước chân phải lên quán tưởng mình đang bước đi trên hoa sen, miệng niệm hai chữ: Nam Mô, rồi tiếp bước chân trái lên quán tưởng mình đang bước trên hoa sen, miệng niệm hai chữ: A Di, bước tiếp chân phải lên quán tưởng mình đang bước trên hoa sen niệm chữ: Đà và sau cùng bước tiếp chân trái lên cũng quán tưởng mình bước trên hoa sen niệm chữ: Phật. Như vậy khi kinh hành niệm một câu Phật hiệu thì đi bốn bước chân, bốn khoảng thời gian niệm: Nam Mô, A Di, Đà và Phật đều bằng nhau mỗi khi chúng ta bước tới một bước.

Kinh-hành niệm-Phật

Vừa đi niệm Phật
Miệng niệm tai nghe
Bước đi thật đều
Không nên lật đật.

Kinh hành là đi vòng quanh điện Phật để niệm Phật. (Bước đều đặn, bước theo tiếng Niệm Phật. Thí dụ: Nam Mô A “Bàn chân trái” thì Di Đà Phật “Bàn chân phải).

Đây cũng là một phương pháp rất tốt. Vừa lợi ích cho sức khỏe cũng vừa lợi ích cho sự nhiếp tâm.

Một buổi hành lễ, muốn cho thân tâm được an lạc thoải mái, thì ta phải khéo linh động, thay đổi động tác. Lạy nhiều thì mệt, ngồi lâu thì bị tê chân, đứng lâu thì mỏi, nên cần phải có đi.
Ba động tác nầy cần phải thay đổi. Cho nên sau khi đại chúng ngồi niệm Phật, thì phải đứng lên đi kinh hành. Thời gian lạy, ngồi và đi, đều có phân chia thời gian thích hợp.
Điều ta nên nhớ, khi đi kinh hành, tai ta nghe tiếng nhạc niệm Phật, miệng ta niệm nhỏ theo. Điều quan trọng, ta nên chú ý là: “Nghe”, “tiếng”, và “bước đi” cả 3 đều phối hợp cho đều nhau.

Tai ta nghe rõ ràng từng câu hiệu Phật. Tâm ta duyên theo tiếng và hòa nhập cùng với tiếng nhạc, tiếng đại chúng và tiếng của ta thành một.

Nên nhớ là nương vào tiếng, chớ không phải dính kẹt vào tiếng.

Như thế, thì tâm ta không phóng nghĩ ra ngoài âm thanh niệm Phật.

Khi phóng nghĩ, ta liền nhận diện nó rõ ràng. Muốn nhận rõ, ta cần phải có chánh niệm.

Chánh niệm là ngọn đuốc soi sáng qua mọi hành động và ý nghĩ của tâm ta. Ta chỉ cần nhận rõ vọng tưởng, tức thời vọng tưởng sẽ tan biến ngay. Vì bọn chúng không thật. Cho nên, lúc nào cũng phải có trí huệ soi sáng. Có thế, thì chắc chắn sự tu hành của chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt đẹp cao. www.AdidaPhat.info

II. Thiền định là gì?

Thiền, nói cho đủ là thiền-na (tiếng Phạn là Dhyàna) là phần thực tập nồng cốt của đạo.

Thiền có mục đích giúp hành giả đạt tới một cái thấy sâu sắc về thực tại. Cái thấy này có khả năng giải phóng cho mình ra khỏi sự sợ hãi, lo âu, phiền muộn; có khả năng chế tác trí tuệ và từ bi, nâng cao phẩm chất của sự sống, đem lại cho mình và cho kẻ khác nhiều thảnh thơi và an lạc.

Bản chất của thiền là Niệm, Ðịnh và Huệ, ba nguồn năng lượng được chế tác trong khi tập thiền. Thực tập thiền.

không phải chỉ trong tư thế ngồi (Tọa thiền) mà còn trong các tư thế khác.

Như tư thế đi (Hành thiền), tư thế đứng, tư thế nằm, trong những lúc làm việc như giặt áo, gánh nước, tưới rau.v.v.. Bất cứ trong tư thế nào, bất cứ đang làm gì và ở đâu mà trong thân tâm mình có được ba loại năng lượng ấy là mình đang thực tập thiền. Sự thực tập này, nếu được chỉ dẫn đúng mức có thể đem lại sự thoải mái và an lạc ngay trong đời sống hàng ngày. (Thường, lạc, Ngã, Tịnh).

Thực tập thiền có tác dụng nuôi dưỡng và trị liệu cho cả thân và tâm , đem lại nguồn vui sống cho người thực tập và cho những người xung quanh.

Không phải chỉ đi vào chùa hoặc thiền viện mới thực tập được thiền. Sống trong xã hội, đi làm, chăm sóc gia đình, ta cũng có thể tập thiền được.

Do vậy khi ta hạ thủ công phu (Tâm không tán loạn). Thì Tụng kinh, Trì chú, Niệm Phật, Lạy Phật, Kinh Hành đều là Thiền-định.

Thiền-định được phân chia ra làm hai loại Thiền là: Thiền chỉ và Thiền Quán.

III. Thiền chỉ

Thiền chỉ, tiếng Phạn là Samatha (Pàli: Samatha). Chỉ là dừng lại. Tịnh chỉ là dừng lại sự tán loạn, sự quên lãng, vọng niệm, chấm dứt sự đuổi bắt một đối tượng nào đó.

Thiền chỉ là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, là cách tập trung tâm ý vào một pháp và không để bị chi phối bởi bất cứ một yếu tố nào khác, cả chủ quan lẫn khách quan.

Chẳng hạn, mình dừng suy nghĩ để tập trung theo dõi hơi thở vào ra, hay trú tâm trên một đối tượng (như danh hiệu Phật A Di Đà), hay thuần phục tâm bằng cách nhận ra sự khởi động, phát sinh của một ý nghĩ và lập tức dừng lại… đó là thực tập Thiền chỉ. (Nội Tu)

IV. Thiền quán hay thiền Minh sát, tiếng Phạn là Vipasyana (Pàli: Vipassana).

Vipasyana có nghĩa là thấy mọi sự vật đúng như bản chất của chúng. Quán là xem xét thực tướng của mọi sự vật bằng ánh sáng tuệ giác phát sinh từ tâm.

Thiền quán là tĩnh tâm tư duy, quán chiếu chân lý, là ý thức một cách rõ ràng những gì đang xảy ra trong bốn lãnh vực thân, thọ, tâm và pháp (Tứ niệm xứ).

V. Có hai loại Thiền quán:

a. Đối trị quán: Như quán bất tịnh đối trị tham dục, quán từ bi đối trị giận hờn, quán giới phân biệt đối trị chấp ngã, quán sổ tức đối trị loạn động v.v...

b. Chánh quán: Quán các pháp không tướng đều do nhân duyên sanh, vì nhân duyên sanh nên thể tánh các pháp là Không, tức là thật tướng. Nhờ thấy rõ các đối tượng quán đều không nên chủ thể quán tự nhiên thanh tịnh. (Ngoại tu “Hằng Tỉnh-giác).

VI. Giải mã những bí ẩn của thiền định

Chưa bao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lại được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đề cập đến nhiều như thời gian vừa qua.

Các hãng tin như AP, Reuter các báo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả những khám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởng từ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều mà trước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là những cảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành.

Bản tin của Reuters dẫn tuyên bố của giáo sư Owen Flangan thuộc viện đại học Duke ở North Carolina đã tuyên bố rằng: "Bây giờ, chúng tôi có thể lập thuyết với nhiều tin tưởng rằng những bóng dáng các nhà sư có dáng dấp thanh thoát, an tịnh mà ta hay thấy ở những nơi như Dharamsala, Ấn độ, là họ thực sự hạnh phúc".

Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17%, giảm 3 nhịp tim/phút và tăng sóng theta ở não.

Hệt như trạng thái trước ngủ - trong khi toàn não vẫn tỉnh táo. 7 năm sau, tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, Đại học Harvard, qua ghi sóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiều sóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ở phần thùy đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không gian - thời gian. Bằng cách "tắt" thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ "trở thành một".

Cuộc nghiên cứu khác gần đây của Paul Ekman thuộc Trung tâm Y học, Viện đại học California, San Francisco, gợi ý rằng thiền định và quán chiếu có thể chế phục được nhân hạnh đào (amygdale), một vùng não lưu trữ những ký ức sợ hãi.

Ekman khám phá ra rằng những thiền sư cao cấp khó bị chấn kích, bất an, hoảng hốt hay nổi giận như những người thường khác.

Tuyến thượng thận, mới tiết ra Adrrenalin, điền khiển nhịp tim trong các trường hợp sợ hãi, hoảng hốt gần như được các Thiền sư khống chế hoàn toàn.

Ông tuyên bố trong một báo cáo trong tạp chí Nhà Khoa học mới (New Scientist) rằng: "Lập thuyết hữu lý nhất là có cái gì đó nơi hành thiền của Phật giáo đã dẫn đến một nguồn an lạc mà tất cả chúng ta đều mưu cầu".

Các nhà khoa học đều tin chắc rằng Thiền định hoàn toàn có khả năng "rửa" lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng vì máu ở trong tình trạng ách tắc. Các trào lưu Thiền định ở Mỹ đều tin rằng Thiền định có thể chữa được các bệnh tim mạch, stress, ung thư, thậm chí cả AISD và đã có trường hợp thay thế cho Viagra! Những điều này thật ra không phải quá cường điệu, mọi hoạt động của cơ thể, mọi bệnh tật xét ra cho cùng đều xuất phát từ bộ não. Một bộ não khỏe mạnh chắc chắn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.

Thử lý giải những điều này trên cơ sở những điều đã biết và dựa trên các kinh sách về Thiền định trong Phật giáo chúng ta thấy; bộ não con người có 100 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi tế bào thần kinh qua những đường dẫn truyền lại có quan hệ với 50 ngàn tế bào thần kinh khác.

Điều này dễ hiểu sự hoạt động phức tạp trong việc xử lý các khối lượng thông tin khổng lồ của bộ não.

Thế nhưng điều này cũng cho chúng ta hiểu câu nói mà nhà Phật hay nói: "Một niệm mà sinh thì trùng trùng duyên khởi". Một tế bào thần kinh hoạt động, tức khắc sự lan truyền diễn ra như trong phản ứng hạt nhân! Các ý nghĩ nối tiếp ý nghĩ, sự tư duy hình thành.

Các bạn hãy thử ngồi năm phút lúc rảnh rỗi và đếm xem trong chừng đó thời gian mình đã nghĩ về bao nhiêu điều! Thường là không ít hơn 10 chuyện nghĩ khác nhau!

Thật kỳ lạ, ngoài những lúc tập trung làm việc, thì ra chúng ta sử dụng bộ não rất nhiều vào những chuyện vớ vẫn không đầu không cuối một cách chẳng để làm gì.

Tuy vậy đó là điều bình thường của người khỏe mạnh. Ở người bị bệnh tâm thần thì ý nghĩ của họ có thể chỉ có một nhưng họ không thể dừng nó lại được, nó cứ phát triển một cách bùng nổ và đến mức độ nào đó thì người bệnh sống với các ý nghĩ ấy, các ý nghĩ đều trở thành thật, và chúng ta gọi họ bị bịnh điên.

Những người trong trạng thái stress, cũng không dứt ra được các tình cảm mà họ rơi vào. Điều này kéo dài sẽ đưa đến những hiệu ứng tiêu cực trên toàn cơ thể. Có người thì bị tim mạch, người thì đau dạ dày, người thì mất ngủ, suy nhược thần kinh, cơ thể...

Như vậy là người khỏe mạnh bình thường đều đã biết rằng các ý nghĩ là không có thật và không nên theo. Chúng ta đều biết dừng lại sau khi "chạy" theo nó một đoạn.

Điều này tuy bình thường nhưng các thiền sư thì bảo đó là vọng tưởng. Cách gọi này không phải là không có lý ở góc độ vô bổ, vô nghĩa. Các phương pháp thiền định đều tìm cách chặn các niệm không cho nó khởi lên ngay từ gốc.

Có phương pháp thì hướng sự tập trung suy nghĩ vào chuyện khác như đếm hơi thở, theo dõi cơ thể trên từng centimét vuông một, hoặc theo dõi một cách khách quan suy nghĩ của mình không lơi lỏng, nghĩ cái gì là biết mình đang nghĩ cái đó; có phương pháp thì tập trung suy nghĩ vào một công án, tức một câu hỏi gần như không có lời đáp, ví dụ khuôn mặt ta khi cha mẹ chưa sinh ra là gì; có phương pháp thì tập trung vào chuyện ngồi và biết mình đang ngồi, có phương pháp như của Thầy Nhất Hạnh ở Pháp thì luôn nhẩm "Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười"; có phương pháp như của Thầy Thanh Từ ở chùa Trúc Lâm Đà Lạt thì "Biết vọng không theo", gọi tắt là Tri vọng;

Có phương pháp thì niệm chú hoặc nhún nhảy nhẹ nhàng theo một vũ điệu nào đó... Tất thảy đều một mục đích làm sự hoạt động của bộ não con người lắng xuống, yên tĩnh lại, dần dần đạt đến sự rỗng không.

Điều này hoàn toàn không dễ nếu không nói là vô cùng khó. Theo bản năng, bộ não chúng ta không chịu tĩnh lặng, ngay cả khi đang ngủ.

Trong kinh Phật chúng ta đọc thấy câu "Chư Phật ngủ không mơ bao giờ!". Điều này cho thấy bậc giác ngộ đã hoàn toàn đạt đến một trạng thái hoạt động khác của bộ não và điều này thì rõ ràng khoa học chưa biết đến.

Nhà Thiền có câu chuyện như sau: Hương Nghiêm thông hiểu thiên kinh vạn quyển nhưng vẫn là người chưa ngộ đạo.

Một hôm Quy Sơn đến và nói: "Anh thật là thông minh tài trí nhưng hãy nói cho tôi biết, anh từ đâu mà có?".

Hương Nghiêm về lục tung hết tất cả sách vở để tìm câu trả lời. Đi đến cùng câu hỏi ấy là vũ trụ này từ đâu mà có. Không tự trả lời được ông tìm đến Quy Sơn và cầu khẩn: "Xin hé mở cho tôi cái bí mật của lời nói này".

Quy Sơn bảo: "Nếu ta giải thích cho ngươi rõ ràng sau này ngươi sẽ oán ta". Thế là Hương Nghiêm vứt bỏ tất cả để về quê cuốc đất. Một ngày kia sau mười năm, lúc đang dãy cỏ, ông cuốc đụng một miểng sành và nhặt lấy quăng vào một bụi trúc. Miểng sành chạm phải một cây trúc khô và ngân lên một tiếng ngân đặc biệt. Hương Nghiêm bừng ngộ. Ông hiểu được ông từ đâu mà có, vũ trụ này từ đâu mà có.

Ông quỳ xuống, lạy về phía Quy Sơn và bảo: "Sư phụ, lòng tốt của thầy thật bao la. Nếu ngày ấy thầy giải thích thì hôm nay làm sao con có được kinh nghiệm kỳ diệu này".

Cũng như công án âm thanh của một bàn tay, công án "Ta từ đâu mà có" nếu xét về mặt kiến giải thì có thể xếp vào loại nhận thức một quy luật của tự nhiên.

Triết học hiện đại gọi đó là quy luật vận động, vật chất là luôn vận động, vận động là một thuộc tính của vật chất.

Triết học hiện đại, triết học phương Tây thì tiếp cận các quy luật, các thuộc tính của vật chất, của vũ trụ của sự sống... thông qua các khái niệm.

Triết học phương Đông nói chung và Phật giáo nói riêng, không làm như vậy, các khái niệm luôn là vật cản, là tri chướng, không cho con người có thể mang cả trí tuệ cũng như thể xác của họ thâm nhập vào các quy luật có tính toàn vũ trụ. Khi giác ngộ thì mỗi tế bào cũng thấm đẫm cái quyluật được chứng đắc ấy.

Tôn giáo nào cũng vậy, cái mục tiêu cuối cùng luôn là động lực khiến các tín đồ theo và phấn đấu. Ở Phật giáo đó là giác ngộ, là Niết Bàn.

Thêm một kiến giải nữa về giác ngộ là thêm một hạt muối thả vào biển. Tuy vậy, vẫn không phải là không có cách.

Chúng ta hãy thử giả định rằng chúng ta đã giác ngộ, chúng ta đã tuệ thông với nhiều phép thần thông tuyệt diệu, tai có thể nghe ngàn dặm, mắt có thể nhìn qua núi non biển cả, thân hình có thể đi mây về gió, tỏa sáng hào quang, tinh thần thông suốt không bị bất cứ một trở ngại nào, tạo hóa làm gì cũng có thể hiểu được, ông Thượng Đế, nếu có, thì ngồi uống trà với ổng mà không một chút e ngại .v.v... thì lúc ấy, cơ thể ta sẽ như thế nào? Bởi vì các phép thần thông ấy khó biết, khó giải bày, bởi vì cái đời sống tinh thần ấy hầu như không thể hiểu được, không thể kiểm chứng, không thể xác nhận nên chúng ta sẽ tìm hiểu ở một góc độ khác là xem lúc ấy cơ thể ta sẽ như thế nào.

Cái gì không biết chứ chắc chắn một điều rằng nó sẽ không giống với cái cơ thể ta trước đó. Cái gì không biết chứ chắc chắn một điều là ta sẽ chẳng có bệnh tật gì cả?

Thật vô duyên khi một bậc giác ngộ mà bị huyết áp, lớn tim, ho lao hoặc ung thư.

Có thể có một số bệnh ngoại khoa cấp tính như gãy xương, ruột thừa, hoặc bệnh kiết lỵ do ngộ độc nấm độc mà Đức Thế Tôn đã mắc phải... còn ngoài ra cơ thể ta là một sự khỏe mạnh đến trong suốt.

Bệnh gì không biết chứ bệnh do tâm thần sinh ra như huyết áp, tim mạch, stress, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy nhược, đau khớp, đái đường... sẽ không bao giờ mắc phải. Người đã mắc phải, thì nếu giác ngộ xong bệnh này cũng sẽ biến mất.

Chắc chắn là như vậy rồi. Chúng ta hãy hình dung, những bệnh trên xuất hiện do căng thẳng, lo nghĩ mà có.

Người giác ngộ thế nào không biết chứ, chắc chắn đó là người không còn biết sợ, biết lo nữa.

Cuộc sống của họ là một sự ân sủng của tạo hóa ban cho trong từng giây, từng phút, thì hỏi làm sao huyết áp tăng cho được? Bệnh huyết áp là bệnh tây y bảo không chữa được.

Chúng ta chưa có bằng chứng nhưng với những gì biết được chúng ta có thể chắc chắn rằng người giác ngộ không bao giờ tăng huyết áp.

Các bác sĩ tim mạch hẳn cũng đồng ý điều này. Và kể từ đó ta sẽ có những giấc ngủ luôn thật ngon, đặc biệt là không bao giờ mộng mị.

Ngài A-nan khi kể về những giấc mơ của mình cho Phật nghe Phật cũng bảo rằng chư Phật ngủ chẳng mơ bao giờ. Không có bất cứ một giấc mơ nào dầu tốt hoặc xấu, dầu lành hoặc ác xuất hiện trong giấc ngủ người giác ngộ.

Đây là cái phần nhô lên nhỏ nhoi của tảng băng trôi; cái phần lớn nhất, quan trọng nhất, tinh hoa nhất của nó vẫn chìm dưới nước chưa được biết đến. Chỉ với một chút có thể nhận thấy này chúng ta đã có thể tin rằng nó rất thật.

Với giả định này chúng ta có thể tạm tin rằng người trong một chốc giác ngộ sẽ tự nhận thấy những chuyển biến kỳ lạ chưa từng biết đến xảy ra trong cơ thể mình.

Nó rõ ràng như ngài Huệ Khả nói, "Nó thường biết rõ ràng, ngôn từ nói không tới!". Nó thấy được sờ sờ như ngài Huệ Năng nói "Ai dè...", nó cũng tràn đầy xúc cảm như ngài Bạt Tụy đã đi không vững, húc đầu vào cột nhà mấy lần, về đến nhà khóc suốt ba đêm ba ngày vì nó.

Thiền sư Vô Môn Huệ Khai sau sáu năm miên mật, một ngày nọ khi nghe tiếng trống báo giờ cơm trưa sư hoát nhiên đại ngộ và ứng khẩu bài kệ sau:

Trời quang mây tạnh sấm dậy vang lừng.
Mọi vật trên đất, mắt bỗng thấy hết.
Muôn hồng nghìn tía cúi đầu làm lễ.
Núi Tu-di cũng nhảy múa vui mừng.

Sư được Thiền Sư Nguyệt Lâm ấn chứng. Khi mà mô tả cái khác biệt của mình trong giây phút trước và giây phút sau bằng những hình ảnh như thế, sấm dậy vang lừng, núi Tu di cũng nhảy múa, thì ta biết đó là những cảm giác rất cụ thể rõ ràng như thấy trước mắt, sờ bằng tay, hoàn toàn không có một chút nào của tâm thức.

Nó không giống như Archimede hoặc Newton reo lên sung sướng nhưng rất dễ đột tử

vì vỡ tim hoặc tai biến mạch máu não, người giác ngộ thì khác hoàn toàn.

Và ở cái trạng thái này thì sự vô minh hay giác ngộ, niết bàn hay địa ngục, thánh hay phàm, ma hay Phật, sân si hay buông xả, ngã hay vô ngã, thế giới vật chất là thường hay vô thường... nào có gì quan trọng!

Mỗi phút giây là mỗi ân sủng mà tạo hóa đã ban cho. Các phép thần thông cũng đâu có gì là quan trọng bởi bản thân họ là một thần thông tuyệt diệu nhất.

Trong trạng thái tĩnh lặng, yên vui ấy tai ta sẽ nghe tất cả âm thanh kỳ diệu của tạo hóa, từ tiếng chim hót đến điệu nhạc disco inh tai nhức óc, từ tiếng của chồi cây đang vươn lên đến âm thanh của các vì tinh tú xa xôi.

Năm 761 vua Túc Tông nhà Đường thỉnh Huệ Trung đến kinh đô phong làm Quốc sư. Suốt trong lần yến kiến vua đã hỏi ông nhiều câu, tuy nhiên ông không hề nhìn vua lấy một lần. Vua giận mới bảo: "Trẫm là Thiên Tử nước Đại Đường, sao thầy không một lần hạ cố nhìn đến trẫm?". Huệ Trung trả lời: "Bệ hạ có nhìn thấy hư không trên kia chăng?". "". "Hư không có nháy mắt với bệ hạ không?".

Cái tâm thế hoàn toàn không thuộc về ý thức nhưng biết rõ là mình đồng với vũ trụ, hòa với cỏ cây rất thật ấy, khoa học hiện đại, tâm lý học hiện đại hoàn toàn chưa biết đến.

Có thật vậy không, không biết, chỉ có một điều chắc chắn là ta sẽ nghe rõ nhất những tiếng nói từ trong của cơ thể ta. Chính đây là bí ẩn của các bậc giác ngộ. Gần như tất cả đều biết giây phút mình ra đi và tất cả đều bình thản đón nhận.

Nói như vậy là đã hơi xa cách, ở trạng thái này thì cái chết và cái sống không hề có phân biệt. Hay một điều là nó không cần đến một chút nào của ý thức để xác tín điều đó. Chúng ta, người đời vẫn hay nói về sự thanh thản khi chết, chuẩn bị cho cái chết, xem cái chết tựa lông hồng, thế nhưng xem cái chết như đang sống mà không cần đến một chút ý thức nào thì chỉ có ở người giác ngộ.

Tóm lại, đó vẫn là chuyện... như là chúng ta xem phim khủng long! Tất cả dựa trên một ít "xương cốt" hóa thạch để lại chứ khủng long sống thế nào, kêu rống thế nào thì chẳng ai biết. Các nhà khoa học đang tìm cách tái sinh nó. Giác ngộ cũng vậy, các Phật tử đều đang chờ Như Lai xuất hiện mặc dầu tinh thần Phật giáo không xem điều đó làm trọng.

Hình như đã đến lúc con người bắt đầu hiểu được giá trị của mặt bên kia trong hoạt động của bộ não, mặt tĩnh lặng, không hoạt động nhưng lại vô cùng tỉnh thức. Con người đã nghĩ ra hằng trăm phương pháp thể dục cho cơ thể, thế nhưng một phương pháp thể dục cho tinh thần thì hầu như chưa ai nghĩ đến.

May sao con người đã có phương pháp thiền định từ hơn 2500 năm trước, tuy bị lãng quên hoặc ngộ nhận nhiều điều nhưng cuối cùng chắc chắn nó sẽ có những đóng góp tích cực cho cuộc sống và văn minh nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba này. Hồ Trung Tú. Theo Vật lý sư phạm

http://sites.google.com/site/layphat/kinh-hanh

Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/



zaterdag 19 juni 2010

Tu Ý nghiệp

Tu Ý nghiệp, Quán sổ tức.
(Bài làm số 06) Tụng Kinh, Trì Chú, Niệm Phật, Lạy Phật, Tọa Thiền, Kinh Hành.

I. Mở đề:

Chào các bạn,

           Học giáo lý, tu tâm. Nếu khó hơn ngoài đời thì ai học được, Người đời ngày nay rất tiến bộ và văn minh hơn người xưa nhiều, truyền thông điện thoại, mạng Internet, cả lên trời còn lên được. Vậy tu về tinh thần tuệ giác khó lắm thay! Xem giải mã về thiền trong bài làm số 05. Thì sẽ biết tại sao, người đời có tiến bộ hơn người xưa không.

          Cái thường của ta là hay “Ðứng núi này trông núi nọ”, rồi bỏ cơ hội, hoặc không đủ kiên nhẩn. Do vậy các bạn đừng chú trọng học sẽ thành Phật liền, Hay nghĩ theo luận nghĩa tiêu cực. Có người tu mấy chục năm còn bỏ đạo. Các tổ còn tu cã đời mới giác ngộ. Muốn thành Phật thì phải tu trăm vạn kiếp mới thành Phật.v.v.

          Mà Phải nhìn đời theo sự tích cực, thì thấy đời rất tốt đẹp, đáng sống.v.v. Thì trong đạo cũng vậy. Thấy dể học, dể tu thì mới tu được.

          Tu ý nghiệp là phần rốt ráo (Là diệt vọng tâm) của Tu về Tinh thần tuệ giác. Cũng phải từ gốc tới ngọn. Nhưng người đời không có kiên nhẩn thì không thể thành công. Chính là Trí lực, là phải biết và thực hành thật rõ về Ngũ căn, (Ngũ lực Là sự kiên nhẫn tạo thành sức mạnh bền bỉ.) trong PHPT.

Ðức Thế Tôn dạy:

- "Cần phải quán Tín căn trong bốn Dự lưu phần (tín của bậc Thánh Tu-đà-hoàn)".

- "Cần phải quán Tấn căn trong Tứ chánh cần".

- "Cần phải quán Niệm căn trong Tứ niệm xứ".

- "Cần phải quán Ðịnh căn trong Bốn sắc Thiền".

- "Cần phải quán Tuệ căn trong Tứ Thánh đế". (Sđd. tr. 207)

II. Nhập đề:

        Con người biết suy tư, thiện ác, chấp hay vô chấp là do ngũ uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Hay trong cảm nghĩ, thì ta sống theo, còn gọi là Vô thức hay ý thức, tùy cho cái thích của ngũ uẩn vẩn vắt.

Sắc ám chỉ về thân, Thọ, tưởng, hành, thức nói về tinh thần.

Khái niệm về Duy thức học. Tìm hiểu về Căn, Trần, Thức, và tám giác trong con người.

Căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, (+ 3 giác là ý, Mạt na thức và A lại da thức). Duyên với.

Trần là các pháp (hay các tướng của cảnh, vật, người và cảm thọ của 8 gió, 4 đại) pháp sanh ra thức.

Thức là sự nhận biết, do 5 giác (gọi là ý thức, thức thức 6) và phát sanh ra Tưởng.

Tưởng là sự phân biệt tốt xấu.v.v., mà phát sanh ra thọ.

Thọ là sự chấp và vô chấp mới phát sanh ra hành.

Hành là làm trong sự vô minh thức do ngũ uẩn vẩn vắt, tốt, xấu không cần biết, miển ai đừng vi phạm tới cái “ta và của ta” là được. Là người chỉ nghĩ sự vật chất, hưỡng thụ.
Hành là làm trong ý thức, ý thức thì gồm có bốn, ý thức trong thiện ác, ý thức trong bất thiện, bất ác, ý thức trong thiện thiện, ý thức trong ác ác. Tất cã Hành sẽ tạo tác vào Mạt na thức, và giữ mãi trong A lại da thức.

        Tu ý nghiệp, trên nguyên tắc phải đi từng giai đoạn, Sự phân biệt thiện ác của ý chỉ là sự hiểu biết của kiến học (hay ngộ từng phần của người phát sanh tuệ giác).

       Giai đoạn hai phải hiện hữu của các pháp thiện trong mạt na thức. (Thí dụ: ta nằm mơ cũng luôn luôn thấy Phật A Di Đà, Hoặc luôn luôn thấy mình làm hành động thiện (là pháp hữu vi).

       Giai đoạn ba là Giác của các bậc chân tu. Thì trong A lại da thức không còn thấy pháp hữu ngã, vô ngã. Thiện ác nửa. (Cái biết như dòng suối chảy, cái biết của trí bát nhã, hay cái biết của Kinh Kim Cang).

Xem dựa đề Ngũ uẫn, vô ngã. Và http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=47&t=2934

III. Chánh đề:

          Trong chánh đề Tu ý nghiệp cũng thật đơn giản, ta chia ra làm hai phần về Ngoại tu, ta áp dụng thực hành căn bản theo kinh Pháp Cú, sau đó tìm hiểu thêm các kinh luật luận khác để hiểu về kiến học, và sanh ra tuệ học là tùy vào sở thích của hành giả, còn Nội tu (là Thiền-định) thì phải bằng phương pháp và dùng phương tiện. (Phương tiện ở trang website này là Niệm Phật Kinh hành).

          Các bạn chưa thật sự là Phật tử cũng nên xem, để hiểu thêm kiến thức về văn hóa Phật giáo. Như nếu muốn trở thành Phật tử đơn thuần, dù bạn muốn theo bên Thiền-tông, Tịnh-độ, Mật-tông hay Duy thức tông.v.v. Trước phải quy y Tam-Bảo, thọ trì ngũ giới. Và biết dâng hương lễ Phật, phát nguyện, hồi hướng. Và Thiền-định.

          Thiền-định chính là giới, định, huệ, chính là Tu ý nghiệp và cũng chính là Tu về nội tâm.

         Trong website này chỉ chuyên về Lạy Phật, Niệm Phật, tất nhiên nói về Tịnh-độ nhiều hơn Thiền-tông.

         Tịnh-độ tất nhiên bạn cũng phải am hiểu về tụng kinh, trì chú, tọa thiền.v.v. Nhưng Tụng kinh thì không phải ai tụng cũng được vì tùy vào khả năng (giọng nói, âm thanh) của mọi người, Như không đủ khả năng thì Dâng hương, lễ Phật, phát nguyện, Niệm Phật, Lạy Phật và Hồi hướng.

**********************************

Phương Pháp Tu ý nghiệp (hay Thiền-định).

          Xem Phương Pháp Lạy Phật, Niệm Phật trong: http://sites.google.com/site/layphat/ Là trợ duyên tạm thời, trong thời gian chờ đợi, Thầy, Thiện tri thức thành lập dĩa CD mới. Hoặc Hành-giả huân tập một mình, hay cho người không có thời gian.v.v.

          Nguồn gốc âm thanh: Sưu tập trên Website. (Do đó không biết Pháp-danh Thầy, Nhưng gốc từ nơi chùa Hoằng Pháp Việt-nam, và âm thanh Niệm Phật này, chính là Kinh-hành Niệm Phật).

          Sự vi diệu âm thanh: Không cao, không thấp, không dài, không ngắn, và rất đều đặn. Rất thích hợp cho Niệm Phật, Lạy Phật, Dưỡng Sinh, Kinh Hành.

          Nội dung: Trước là dâng hương lễ Phật, Sau là Niệm Phật, còn Pháp Nguyện và Hồi hướng thì tùy thuận Hành-giả chọn riêng cho mình.

          Niệm Phật gồm có 240 câu lục tự Hồng-danh (Một chi là 12 câu, Thầy niệm chín câu, đại chúng niệm theo 3 câu). Vị chi là 1440 chữ.

          Thời gian: Dâng hương, lễ Phật khoãn: 8, Phút 45.Huân tu khoãn: 27 Phút.

Dựa theo các phương tiện quán dưới đây và 10 phương pháp Niệm Phật:

         1. Thật Tướng Niệm Phật, 2. Quán Tưởng Niệm Phật, 3. Quán Tượng Niệm Phật, 4. Trì Danh Niệm Phật. Hay học kinh Quán Vô Lượng Thọ.

         2. Lễ Bái Trì Danh: - Phương thức này là vừa lạy vừa niệm Phật. Hoặc niệm một câu lạy một lạy, hoặc một mặt niệm một mặt lạy, không luận câu Phật nhiều hay ít.

        Cách lễ Phật lạy phải hết sức nhẹ nhàng chậm rãi, lễ niệm song hành, thân miệng hợp nhứt. Nếu thêm vào đó ý thành khẩn tha thiết, thì thành ra ba nghiệp đều tập trung, ngoài câu Phật hiệu không còn một tơ hào vọng niệm.

        Phương pháp này có sở năng phá trừ hôn trầm, công đức và hiệu lực rất to lớn, vì hành giả vận dụng cả ba nghiệp để trì niệm.

        Cư sĩ Vương Nhật Hưu khi xưa từng áp dụng cách trên đây, mỗi ngày đêm ông lễ niệm trung bình là một ngàn lạy. Nhưng dường như đây là lối niệm đặc biệt của hạng người tâm lực tinh tấn, thiếu khả năng ấy tất khó vững bền, bởi lạy lâu thân thể mỏi nhọc, dễ sanh chán nản. Cho nên thông thường, cách thức này chỉ hợp kiêm dụng, khó bề chuyên dụng.

         Nhưng lấy phương tiện trong cd “Niệm Phật kinh hành” thì sẽ thông qua do theo tiếng Niệm Phật rất đều đặn. Lợi lạc thì vô cùng Sức khỏe tăng, trí não tốt, Xám hối diệt tội, Niệm Phật trong Thiền-định.

         3. Ký Thập Trì Danh: - Đây là cách niệm ký số, cứ lấy mỗi mười câu làm một đơn vị. Người hơi ngắn có thể niệm thành hai lượt, mỗi đoạn năm câu; hoặc chia ra ba lượt, hai đoạn ba câu một đoạn bốn câu. Sau khi niệm đủ mười câu, đều lần qua một hạt chuỗi. Niệm theo lối này, tâm đã niệm Phật, lại còn phải ghi nhớ số. Như thế dù không chuyên cũng bắt buộc phải chuyên, nếu không chuyên thì số mục liền sai lạc. Cho nên pháp này đại để là một phương tiện cưỡng bức cho hành giả chuyên tâm, rất có công hiệu với những kẻ nhiều tạp niệm. Ấn Quang đại sư thường khuyên các liên hữu áp dụng cách thức trên đây.

Phương Pháp tu ý nghiệp trong website http://sites.google.com/site/layphat/

Cách lạy 120 lạy trong thời gian huân tu. Có nghĩa là khi bạn nghe một câu Niệm Phật thì bắc đầu từ.

a) hai bàn tay chấp trước ngực, chân hình chữ bát (gót ép sát, bàn dang ra). “Theo tiếng, Nam Mô”.

b) Từ ngực đưa đến đỉnh trán, tiếp theo hai bàn tay mở ra,”Theo tiếng, A Di”

c) Sau đó khép lại hạ từ từ về vị chí củ (hai tay chấp trước ngực). Thời gian này bằng 6 chữ hồng danh (là một câu). “Theo tiếng, Ðà Phật”

d) Năm dóc sát đất là buông hai tay ra và cuối sát đất bằng đầu, hai tay, cùi chỏ, đầu gối, bàn chân. “Theo tiếng Nam Mô”.

e) Tiếp theo hai bàn tay mở ra, sau là nắm lại “Theo tiếng A Di”.

f) Thông thả trở về vị chí củ “Theo tiếng Ðà Phật”.

Chú ý 1: Từ a) cho tới f) = 12 chữ Hồng Danh = 2 câu Niệm Phật + 1 Lạy + Thời gian = 120 lạy.

Thời gian lạy Phật cũng luôn luôn Niệm Phật thì mới được cã hai viên dung.

Chú ý 2: Niệm Phật gồm có 240 câu lục tự Hồng-danh (Một chi là 12 câu, Thầy niệm chín câu, đại chúng niệm theo 3 câu). Vị chi là 1440 chữ.

Chú ý 3: Trong thời gian lạy phật, Niệm Phật, Bạn muốn kim luôn phần Tu ý nghiệp. Thì đừng suy nghĩ bạn đang lạy, đừng suy nghĩ bạn đang Niệm Phật. Bạn chỉ đếm trong tâm thức mỗi chữ là 1 số cho tới 1440 số. (Nghĩa là: Thân lạy Phật, Miệng Niệm Phật, ý đếm theo tiếng Niệm Phật).

Mới đầu không tập trung ý trí thì phải từ 1 câu đếm 1 số, hay 1 câu đếm 2 số, rồi từ từ tâng dần lên.

IV. Kết Luận:

        1. Tha lực kinh, là mục tiêu chánh đoạn khổ, tìm vui. Là nhờ vào giáo lý kinh đìển.

        2. Cầu Tha lực Phật, là mục tiêu tiến tới Niết-bàn, hay đến cõi Phật, Cực lạc Di Đà. Nếu không cầu tất không muốn, không muốn thì làm sao gọi là Kiến tánh.v.v.

       3. Do đó ta đã chọn mục tiêu là cõi Niết-bàn tất phải có hành trang, Thí dụ: Chúng ta cần phải có thuyền để qua cõi Phật, thì thuyền chính là Giáo lý “Giới, Định, Huệ”.

      4. Có thuyền thì tất phải có dằm để bơi, dằm là các pháp hành “Bát Chánh Đạo”.

      5. Có thuyền, có dằm cũng không thể qua sông, ta cần phải dùng lực, là trí lực, trong Ngũ căn, ngũ lực. Phải Tự lực tu hành, không người nào tu thế cho người nào, hay người khác tu thế cho mình, hoặc mình tu thế cho ngưòi khác.

      6. Mục đích đã có, Thuyền, dằm, Trí lực cũng có, nhưng còn phải có năng lượng. Chính là phải cần Dưỡng sinh, ăn uống đều đặn. Thì thực hành mới mau đạt thành công nhanh chóng.

      Do vậy bạn biết bao nhiêu, tu bấy nhiêu, Thiền-định nhiều sanh trí huệ (Giác ngộ từng phần) nhiều. Muốn thành người hiền lương, Hiền nhân, Thánh nhân, Thanh văn, Duyên giác, Bích chi Phật là do bạn. Không ai chấm thi, không ai chứng cho bạn, Hay Phật chứng cho bạn. Phật chỉ là Bực dẩn đường. Tốt xấu là do mình, không nương tựa vào ai.(Xin thưa ai này khác vơí mục tiêu, xin đừng hiểu lầm).

Thân ái. TN
http://sites.google.com/site/layphat/Home

Quyết nghi:

Thực hành Pháp trở thành Lý thuyết Pháp! - Hầu như giáo pháp kinh điển điều là Thực hành Pháp. Nhưng bạn không thông suốt được, giác ngộ được thì tất cã trở thành Lý thuyết Pháp, Vì sao! – Thưa, Bạn có học thiên kinh, vạn Pháp, biện tài thuyết pháp vô ngại, thành giảng sư, Pháp sư pháp. Thì vẩn có người còn hay hơn bạn nữa. Vì “Núi cao còn núi cao hơn”.

Hai tài học của bạn có thông thiên hơn Ngài Thần Tú không, Thiên kinh, vạn pháp kiến thức như Ngài mà còn không đổi được Y bát ngài Lục tổ Huệ Năng “Là Chứng ngộ”. Thì ta đâu có bằng Ngài phải không. Do đó Học pháp mà thiếu Thiền-định thì khó đạt thành.

Thực hành Pháp mà không học Giáo Lý! – Thì có khác nào, Có trí lực mà thiếu hành trang “Thiếu thuyền, dằm”, Thì làm sao đến nơi, đến chốn. Ngài Lục tổ Huệ Năng còn phải nghe Kinh Kim Cang mới chứng ngộ. Ngài là bậc thượng trí còn phải nghe lại. Còn ta nếu phá chấp ( Phá chấp là bát bỏ kinh điển hay Lễ bái, Niệm Phật chỉ biết là pháp môn Thuyền quán hay chấp vào công án “Thí dụ: Bạn là ai? Bạn từ đâu tới?”) trong kinh điển, hay “Bát chánh Đạo” thì có nên không, Lại nửa còn phá chấp luôn cã Tha lực Phật thì lấy mục tiêu nào các bạn tu đây!

Theo Thiền Tông Việt-nam Vua Trần Thái Tông, chính Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ

Học theo ngài thì chắc hơn viên thông hơn, đốn ngộ là tiệm ngộ, học tiệm ngộ thành đốn ngộ vậy. Hay dựa vào từ ngữ kinh, để học vô tự tâm kinh. Thì mới đạt thành và thông qua, Giác thứ 6, tiến lên giác thứ 7, sau rốt là giác thứ 8. Thì mới thấy vô ngã là ngã. Hay ngược lại Hữu ngã thành vô ngã.

http://sites.google.com/site/layphat/tu-y-nghiep
Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/

zaterdag 17 april 2010

Thập tiểu luận

Chơn ngã thập tiểu luận! Cư sĩ tại gia.
(Bài làm số 7)
I. Mở đề:



Mười tiểu luận cho hàng cư sĩ tại gia là sự học hỏi, hiểu biết từ giáo lý chơn ngã trong kinh Pháp Cú.
Áp dụng vào đời sống hiện tại, vì nhân đó đã luận bàn ra 10 tiểu luận.
Luận bàn ở bài này không phải là Kinh Luật Luận bàn, hay giống như các vị giảng sư, Tri thức, Trí thức từng đã làm. Mà chính là.


Học lại, ôn lại, thực hành, và thanh lọc các lý tánh bất thiện trong quá khứ, hiện tại thực hành theo lý tánh thiện, và ngăn ngừa hành vi bất thiện.
Thực dụng cho học tập đã chia ra từ 10 tiểu luận, thành lập ra 2 phần là.
Trắc nghiệm thân tâm và Thực thi thân tâm. Chính là.


a)- Ta đối với người,
b)- Người đối với ta,
c)- Nhơn ngã nhân sinh,
d)- Tự ngã nhân sinh.


II. Nhập đề:


Chơn ngã: Chơn: Thật, chánh, Ngã: Tâm, ý. Là tâm chơn thật, không phiền não, không ngã mạn, không thủ đoạn lừa đảo.
Người có tâm chơn ngã lòng luôn luôn biết đủ, như người đói ăn, khát uống. Là người không màng danh vọng. (Tiền, Tài, Danh, Sắc, Dục. Và không còn Tham, Sân, Si).
Luôn luôn giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh, có tâm từ bi.
Hành động điều có sự suy nghĩ đem lại sự lợi ích an vui cho đời.


Thập tiểu luận: là 10 quán xét phân biệt nhỏ.


Cư sĩ tại gia: Người tu tại nhà.. Sống đời có đạo (Biết thiện ác). Hay đời đạo song song (Làm đều hữu ít cho đời, mong cầu chánh Pháp tu thân).


Xem Kinh Tứ Thập Nhị Chương. Chang 12. Có 20 điều khó. Thấy Phật, Nghe Kinh là khó? -Thấy Phật, Nghe Kinh là khó. Thật vậy, chỉ cần mở Internet trang Phật-giáo thấy ngay. dể quá, nhưng người không tiếp thu được cho nên gọi là khó.

Nhưng chúng ta rất mai mắn, đã đọc được kinh này. Và thực hành theo các giáo Pháp của các bậc Tri thức. Nên không thể học suông một lần là đủ, hoặc lấy giáo Pháp đem ra luận bàn. Thì sự lợi ít không rốt ráo.


Vì kinh này thực thể là tâm kinh, mà tất cả các nhà tâm lý học, triết học, khoa học.v.v. Cũng đều vựa vào Chơn ngã tâm kinh này.


Thời công phu lạy Phật, huân tu thân tâm, kinh hành Niệm Phật, ngồi thiền, trì tụng kinh kệ chính là Thiền Định, từ Thiền định mới sanh trí hụê (hay gọi là Tụê giác).


Trong Kệ Phật thuyết:


Các người hãy tự mình nỗ-lực,
Như-Lai chỉ là bực dẫn đường.
Thực-hành thiền-định cho thường,
Thoát vòng kiềm-toả Ma-vương buộc-ràng.
(Kệ số 276.)

Nhưng ngoài thời gian ấy ra ta phải làm gì? - Phải luôn luôn Tỉnh giác, Tỉnh giác phải học từ nơi kinh. Kinh dạy cho tất cã mọi người, mà mọi người thì có trình độ khác nhau, khác nhau tất có luận bàn, Chính là hồi quang phản chiếu. Cái học hỏi mới đạt thành.


Trong Kệ Phật thuyết:


Người tỉnh-giác, các căn điều-phục,
Đúng theo Chánh-pháp, cuộc mưu-sanh.
Việc làm cẩn-trọng, nhiệt-thành,
Ý, lời, hành-động cũng thanh-tịnh rồi.
Chẳng hề phóng-dật trong lối sống,
Danh-tiếng người nầy tăng-trưởng thật cao.
(Kệ số 024).


III. Chánh đề:


Tỉnh giác, chính là tỉnh táo, hay bình tỉnh với tất cã loài hữu tình, với tất cã thuận/nghịch duyên trong sự sống hàng ngày. Thí dụ sự sống của người xuất gia, khác với tại gia, người nghèo khác với người giàu, người ốm yếu khác người khỏe mạnh.v.v.


Trong sự sống chúng ta đâu hiểu hết về nhơn ngã nhân sinh từng cá nhân. Và tâm chơn ngã nhân sinh cũng không ứng dụng cho mỗi trường hợp.


Vì vậy muốn biết nhiều chúng ta cần phải áp dụng theo mỗi bài kệ trong kinh.
Trước trắc nghiệm, sau là thực thi.


Trắc Nghiệm Thân Tâm: Có tất cã là 423 kệ học ôn lại trong 5 tiểu luận.


1.Kinh Pháp Cú là gì!
2. Văn vần, thơ thuận, thi kệ cái nào dể học hơn.
3. Văn Tư Tu Tự Ngã Luận.
4. Nhơn Thiện/ác, Quả Thiện/ác.
5. Nhơn Quả Pháp Cú Luận.




Thực Thi Thân Tâm: Bạn tự lựa chọn bài kệ nào thực dụng, có thể áp dụng. Vào các câu vẩn đáp như sau.


06. Tri Nhơn Pháp Cú luận = Xét người hành pháp luận giải kệ vấn đáp, (thí dụ: Tri nhơn tri diện bất tri tâm.)- Chú thích này rất khó luận giải, nếu không khéo, thành chỉ trích chê bai, phải mang tai họa vào thân. Chú thích bằng Văn,Tư,Tu huệ mà nhiếp phục. 1- Nhìn Y-Báo thế nào, quán Chánh-Báo thế ấy về phiến diện bề ngoài, 2- Thấy hành động tạo tác thiện ác của người để quán lại hành động tạo tác thiện ác của mình, 3- Ngừa bệnh hơn trị bệnh, gần mực thì đen gần đèn thì sáng v.v.


07.Tri Ngã Pháp Cú luận = Xét Danh Sắc Hành Pháp Luận giải kệ vấn đáp, tương tự như Hồi quang phản chiếu. Chú thích những việc đã qua, việc hiện nay và việc ngày mai v.v.


08. Đạo Đời Pháp Cú chuyện luận = Chuyện đạo đời Hành Pháp Luận giải kệ vấn đáp. Chú thích lại chuyện của mình, của người, chuyện đạo có nội dung trong bài luận v.v.


09. Dụ Ý Pháp Cú luận = Thí dụ ý Hành Pháp Luận giải kệ vấn đáp. Chú thích, thí dụ về người vật, Hữu vi vô vi, đất nước gió lửa. 2- Dụ ý sao cho dể nhớ, dể hiểu v.v.


10. Chân Thiện Mỹ, Ý Pháp Cú luận = Chân thật nhứt, hoàn thiện nhứt, đẹp trong lẫn ngoài nhứt, ý nghĩa đầy lời hay ý đẹp nhứt (hoàn thiện hảo ý), Hành Pháp Luận giải kệ vấn đáp. Chú thích lại câu ca dao, tuc ngữ, Nho, Kệ sao cho dể nhớ, dể hiểu. (Vì Pháp Vị chỉ một vị, mà người đang thọ hưởng Pháp Vị lại khác nhau.)

 
IV. Kết luận:


Thời đức Phật Thích Ca thành đạo, Ngài là Thánh Nhân người phàm như chúng ta. (Trong sách sử 49 năm hành đạo). Trong hàng tăng chúng, và cho người phàm tục (hơn 2554 Phật lịch =2010). Ngài giáo hóa trăm ngàn trường hợp, Sao hơn 300 năm sao. Các đệ tử đã kết hợp, sao chép lại. Cho mỗi trường hợp là một câu chuyện, mỗi câu chuyện đều diển tả ra bằng các bài kệ Pháp Cú.


Người đời ngày nay văn minh hơn người xưa. Tâm nhơn ngã vĩ nhiên cũng hơn người xưa (Là tâm cầu tiến, nên mới tranh đấu, thành chiến tranh. Mạnh hiếp yếu. v.v. Là tâm đầy giả tâm, ngã mạn, lừa đão, tràn đầy dục vọng.) Nên có câu: Tôn giáo đại đồng, Thiên hạ đại loạn là vậy.


Tâm nhơn ngã thị phi sẽ thay đổi theo thế hệ con người. Ác lại càng ác thêm.


Tâm Chơn ngã thì không thay đổi hằng thường. Chơn ngã thì vĩnh viển trường tồn. Người xưa đi tìm chân lý đoạn trừ đau khổ, Thì người nay cũng đi tìm chân lý đoạn trừ đau khổ.


Hành giả đã hiểu giữa tâm. Nhơn ngã và Chơn ngã rồi thì mới biết là rất quan trọng. Kinh Pháp Cú thật sự là Chơn ngã kinh. Là Pháp hữu vi nhân gian.

Luận bàn chỉ được tốt nơi học giả, riêng hành giả luận đây là tìm rõ nguyên nhân để biết chắc chắn mà thực hành. Chính là trắc nghiệm và thực thi thân tâm trong đời sống hàng ngày.
------------------------------



Quyết Nghi: Luận Bàn.
Luận bàn kiến học bằng trí thức, bên hàng cư sĩ Tịnh độ thì không được tốt. Vì muốn minh tâm, phải thực hành theo Tín Hạnh Nguyện. Luận bàn: Là ý kiến cá nhân của một người, hay của một nhóm người. Khi chưa thành lập làm một, hay thống nhất. Còn gọi là hợp, hội, phát biểu ý kiến hay giã thuyết.v.v.

Bên hàng cư sĩ Thiền tông luận bàn phá chấp lại là dao hai lưỡi. Vì ta còn tâm nhơn ngã, kiến thức so sánh, cao thấp của thế gian. (là người mới nhập môn, Nội ngoại pháp hữu vi chưa thông suốt, Thiền định còn thấp chưa phát sanh tuệ giác) Nhẹ thì bịnh trầm cảm, bỏ đạo, nặng thì sa vào địa ngục vì sự phá chấp sai lầm, vì không có thiện căn.


Cũng gần cùng nghĩa tương tự như: Thuyết Pháp, Vấn đáp.


Luận Bàn giống như con dao hai lưỡi, là chiến tranh lạnh hay đấu võ miệng.


Kết quả: Chiến thắng mang thù hận, thấp bại chịu khổ đau. Vì


Cái đúng, tốt thì sẽ đúng, tốt hơn (trở thành hiệp, hội, đạo.v.v.).
Còn sai, xấu thì sẽ xấu hơn. (Xã hội sẽ mục nát vì thiếu văn hóa, đạo đức, người sẽ khổ sở hơn vì cái cố chấp, bảo thủ, cuồng loạn đó).


Sách sử đã ghi chép lại nhiều trung thần chỉ vì khuyên vua mà bỏ mạng.


Những văn sĩ cải cách đất nước mà thành thân tàn, danh liệt. Chính vì không cân bằng được Khế lý, Khế cơ. Cùng Chánh Báo, Y Báo.


Luận bàn có lợi ích!

Thứ nhứt cho người mới học.


Thứ hai vì muốn ôn lại bài,


Thứ ba học hỏi thêm kiến thức,


Thứ tư là học lại kinh nghiệm.


Thứ năm áp dụng vào đời sống hàng ngày.

Luận bàn không lợi ích!


Thuận luận khác ý. Nghịch luận khác ý. Thuận luận cùng ý. Nghịch luận cùng ý.


1. Thuận luận khác ý! – Thí dụ trong một hiệp hội cứu trợ nhân đạo, Nhân viên, ban đều hành. Thảo luận, ban hành ra nhiều cách hợp tình, hợp lý. Nhưng người không đủ thiện căn, đạo đức. Khi thấy lợi thì làm nghịch lại với ban đều hành (là khác ý).


2. Nghịch luận khác ý!- Chúng ta hãy xem phim, hay trong báo thử những hạn người này là ai?
Và thông thường nhất trong viển đàn. Khác tông phái, Khác đạo.v.v.


3. Thuận luận cùng ý! – Thí dụ: Cha mẹ dạy con, thầy dạy trò, chồng dạy vợ, anh dạy em. Vì người dạy cũng như người nghe biết theo chánh Pháp theo Khế Lý, khế Cơ. Có Chánh Báo, Y Báo. Và thông thường người theo Tịnh độ tông.


4. Nghịch luận cùng ý! – Thí dụ: Cùng một dân tộc, cùng một gia đình thì binh vực lẩn nhau,


Hoặc cùng một đạo Phật mà chia ra Nam Tông, Bắc Tông; Đại thừa, tiểu thừa. Nhưng cùng chung tạo đoàn kết, cùng ý đoạn khổ, lìa ái. Nhưng hành động có nghịch duyên khác nhau. Xem những thí dụ dưới đây.


Bài văn 1:


Phật pháp vô biên không thể luận bàn!
Khéo dùng phương tiện, lại càng khó thêm.
Chuyên tâm nhứt niệm một lòng.
Khéo chi phương tiện, luận bàn vô công.
@ Quản Hòa.

Bài văn này khuyên ta đừng nên luận bàn! Và đừng nên dùng phương tiện!


Phật pháp vô biên không thể luận bàn! – Phật thuyết, Pháp ta chỉ có một vị là đoạn trừ đau khổ.


Nhưng các kinh điển viết có hơn tới tám vạn bốn ngàn Pháp. Nếu kinh nào chúng ta cũng học, cũng luận bàn. Có thể trở thành một giảng sư pháp. Nhưng cũng không bằng một hành Pháp (Thiền định). Lời nhận xét của Sư cô Thích Nữ Tuệ Nhi. http://sites.google.com/site/layphat/thien-tri-thuc  


Bằng chứng có nhiều người chuyên thuần Niệm Lục tự Di Đà. Cũng tới giác ngộ viên thông. Và được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Vậy học giáo lý là để thực hành, không phải đem ra bàn sẽ làm trở ngại đường tu. “là vậy”.


Khéo dùng phương tiện, lại càng khó thêm. – Là cách thức, hình thức, phương pháp. Thí dụ như cho tiền họ, cho kinh họ đọc, rồi nhắc nhở họ học theo ta. Nhưng khó là họ không giống cùng ý nghĩ như ta! Lại nữa họ chưa từng học abc (Vô minh), ta khuyên họ nên đi lấy bằng bác sĩ (quang minh) Họ không làm được, ngược lại cho ta là người cuồng đạo. Bởi gì chúng ta chưa đủ tài đức để dùng phương tiện Bố thí Pháp.v.v. cái thứ hai chưa đủ chứng minh cho họ là bạn đã đạt được giáo lý này. Bạn còn là phàm nhân, còn nhiều tham, sân, si. Nên bố thí Pháp không đạt nhiều kết quả, mà lại làm trể nải thêm đường tu.


Chuyên tâm nhứt niệm một lòng.- Nhứt niệm nói ở đây là nhứt tâm. Ngoài đời chúng ta thường nghe Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Có được một nghề để nuôi thân rồi, thì đừng đòi hỏi cao hơn nửa. Giữ lấy nó, làm lâu ngày, có kinh nghiệm, cần tinh xảo. Thì có quy tín, tất nhiên có khách hàng. Nói thêm! Thí dụ như chúng ta ở xứ người, trong cơn hoạn nạn không tiền bạc, thì ta có cái nghề, đem ra xử dụng, cũng đở cực thân hơn người vô nghề nghiệp.


Trong đạo lý cũng vậy. Khi ta Niệm Phật thuần, chỉ nhớ lục tự Hồng Danh, đi đứng nằm ngồi luôn luôn niệm. Từ từ thành thói quen, Từ thói quen sẽ thấm từ từ vào tâm thức (thức thứ 8 trong Duy Thức Tôn). Cã lúc ngũ mơ cũng thấy mình Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Rồi ánh sáng Phật, Pháp, Tăng, tìm ẩn trong tâm thức, sẽ phá tan màng vô minh (Tham, Sân, Si).


Là Từ Nhơn ngã tâm tiến tới Chơn ngã tâm. Kiến tánh thành Phật, Vãng sanh tịnh độ, cỏi A Di Đà. “Chỉ đây là thí dụ! Tôi cũng như các bạn chỉ là người đang học. Cái gì không biết không dám nói.”


Khéo chi phương tiện, luận bàn vô công. - Kết luận lại khi chúng ta làm một việc tốt, trong gia đình, bà con, lối xóm đều biết. Rồi sẽ bắc chước theo. Là phương tiện bằng hành động chính mình. Trong đạo gọi là không nói, mà nói. (Chơn ngã vô tự kinh). Thí dụ: Người đã vãng sanh, để lại xá lợi tử. Khi chúng ta thấy được, sanh tâm thiện, muốn tu. Chính đó là phương tiện tự sanh. Ý câu này là vậy.


Bài văn 2


Phật pháp vô biên tập luận bàn.
Bớt đi độc đoán sáng hơn thêm.
Chuyên tâm học đạo, dưỡng tâm.
Trí càng thêm sáng, tâm càng thêm trong.
#
Phật pháp vô biên khó diển bày.
Khéo tìm phương tiện dắt chúng sanh.
Trì công gắng sức một lòng.
Đức dày Phật giúp vẹn toàn giác tha.
@DL

Bài văn này khuyên ta luận bàn, và nên dùng phương tiện!


Trong bốn câu đầu diễn tả là:
Câu 1. Người mới vào cửa, nên cần phải học, suy nghĩ và luận bàn cho thông suốt giáo lý.
Câu 2. Khi người còn vô minh (chưa hiểu thiện ác, chánh tà) cái ta của họ là độc ngã, độc tôn.
Câu 3 và 4. Học đạo là để tu tâm, dưỡng tánh.
Câu 5 và 6 Giáo lý Phật rộng sâu vô cùng tận, Nên cần giúp chúng sanh. Như cho người đi trong đêm, cầm đuốt, mồi lửa, ta cũng đâu mất lửa đi.
Câu 7 và 8 Chuyên tâm hành thiện, sẽ tạo thêm phước đức. Phật tại tâm, giúp người chính giúp mình. Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Là vậy.

Câu hán nho 3


Tri giả bất ngôn-Ngôn giả bất tri!
@VnTubi

Tri giả bất ngôn! – Là người có trí tuệ, biết rành giáo lý, thì không dùng ngôn từ luận bàn. Càng luận sẽ càng sai. Người có trí sẽ dùng phương tiện bằng hành động học được, chứng được.


Ngôn giả bất tri! – Là người nói nhiều, cái gì cũng biết, cũng luận bàn. Nhưng thực hành lại không làm được. Bất tri là không có trí tuệ.

Ý nghĩa câu này, luận bàn không đúng, không luận bàn cũng không đúng. Vì Pháp chỉ có một vị mặn. Là đoạn trừ đau khổ. Người nào có tuệ giác, thì người đó tự hiểu thôi. Văn từ, luận bàn, là trí thế gian.


Kinh Pháp Cú này đem ra bàn luận rất đúng. Cho người mới bắc đầu học pháp. Vì muốn biết, phải học, học xong cần phải xuy nghĩ, xuy nghĩ xong, phải đem ra thực hành vào đời sống, hàng ngày. Là bài văn 2.


Kinh Pháp Cú này không đem ra bàn luận rất đúng. Cho người đã học và đang thực hiện pháp. Hiểu và áp dụng vào đời sống hàng ngày. Cũng chưa đủ, cần phải kiên trì thiền định (Huân Tu). Tự đoạn trừ đau khổ. Là bài văn 1.


Tóm lại:


Chúng ta là người mới học đạo thì phải càng nên tránh tranh chấp luận bàn thì ta mới mau chóng tiến tới hữu vi niết bàn (tìm vui, đoạn khổ).


Khi chúng ta phải bắc buộc luận bàn, khuyên nhủ, thuyết tháp hay vấn đáp ai. Hãy nên..


1. Xem lại truyện đạo: Người mù rờ voi.
2. Phật học Phổ Thông: Khóa hai bài thứ 8. Tinh thần Tứ Nhiếp Pháp. Là Bố thí nhiếp, ái ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp và đồng sự nhiếp.
3. Phật học Phổ thông: Khóa hai bài thứ 9. Tinh thần Lục hòa. Là Thân hòa đồng trú (ở), Lời nói hòa đồng (không cao thấp, sĩ nhục, to tiếng, ngã kiến), Ý hòa cùng vui, Giới hòa đồng tu, Kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân.
4. Khế lý, Khế cơ.
5. Chánh Báo, Y Báo.
6. Nghĩa Pháp Từ Thuyết cần thông suốt, có thứ tự.
http://sites.google.com/site/layphat/chon-nga-thap-tieu-luan-iii

Diễn đàn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/