woensdag 7 april 2010

Văn, Thơ, Kệ

Văn Thơ Pháp kệ (Bài làm số 12)

I. Mở đề:


Người thợ chuyên nghiệp là nhờ nhiều năm kinh nghiệm, Nghệ nhân thành công do vào bàn tay khéo léo. Ngưòi Họa sĩ vẽ được bức tranh có thần hồn, là do cãm nghĩ của người biết thưởng thức và cã người họa sĩ đồng tâm.

Thì những tác phẩm văn hay, giỏi chữ chính là kiến thức văn hóa. Mà người sáng tạo ra nó, không phải chỉ cho họ, hoặc người có đủ kiến thức!- Thưa, là cho tất cả mọi người dù là người dốt chữ, khi nghe, họ cũng hiểu được nội dung của người viết, mới gọi là người Văn sĩ, Danh sĩ, nhà văn.v.v.

Do vậy, tác phẩm kiến thức văn hóa hay hoặc dở là do các đọc giả bình luận.

II. Chánh đề:

Văn vần, thơ thuận, thi kệ là bài ngắn, gọn, tóm tắc, đủ nội dung, của một bài văn hay luận, hoặc lời giải trình.v.v.

Một văn sĩ tài ba viết được các văn hóa xã hội, nhưng không viết được văn hóa Phật-giáo. Và Ngược lại người viết Văn hóa Phật-giáo được thì cũng viết được văn hóa xã hội “Vì đạo đời tuy hai là một”. Và nắm vững kiến thức chưa đủ, mà cần phải có tuệ thức. Hoặc là người ngộ thức của bậc chứng đắc Thiền-định. Vì thế viết…

Văn hóa Phật-giáo lại càng khó hơn. Và có khi không thể dùng giấy mực mà diễn tả ra được ý nghĩa, nội dung trong kinh-điển. Hay gọi là “Vô tự chân kinh” Nghe nói thì có, nhưng ai thấy kinh này! Chính là vậy…

Dịch kinh viết Pháp nhiều Phước thì có, Ngộ thì chưa chắc… là vì…Dịch kinh viết Pháp vì Tham Danh, cầu Lợi. (Chứng tỏ mình có nhiều kiến thức, hay kinh danh kinh điển thì sớm muộn vì đọc giả cũng biết. Nhẹ người đời tránh né, hoặc trể nải đường tu, nặng thì tự đọa địa ngục vì tham danh, cầu lợi).

Học giả có thể phân biệt được “Dư soạn giả”, “Khế Lý” “Khế Cơ”:

Người Viết Pháp, Dịch kinh “” Là quá nhiều người viết cùng một tác phẩm.

Người Viết Pháp, Dịch kinh “Không hợp Khế Lý”. Là viết sai Nội Dung, viết thiếu lời giải, bỏ xót, dài vòng, hay viết thiên vị về Tông phái, hoặc người học sẽ hiểu lầm.

Người Viết Pháp, Dịch kinh “Không hợp Khế Cơ”. Là văn hóa không hợp với thời đại, Hoặc ngôn ngữ khó đọc, khó thuộc, hay khó hiểu.

Học giả có thể phân biệt được thêm về “Chánh Báo” và “Y Báo”.

Người Viết Pháp, Dịch kinh “Hợp về Lý, Cơ” Y báo có Chánh báo không.

(Thí dụ: Như người có nhiều tiền của, đệ tử, bạn bè đông, nhà cao cửa rộng. Nhưng không có tuệ giác.

“Thì kinh điển đó chỉ hợp trong một thời gian rồi cũng sẽ hoại diệt. Giống như mình không có phước đức thì làm sao cho phước đức được người vậy”).

Người Viết Pháp, Dịch kinh “Hợp về Lý, Cơ” Chánh báo có, Y Báo không.

(Thí dụ: Chánh báo có là: Kiến thức có, tuệ thức có, Lý và Cơ có, Nhưng không có y báo. Những hàng người này thì có cả trong đủ mọi thành phần trong xã hội, và trong cã người xuất gia.

Tuy rằng họ chưa giác-ngộ như những vị Tổ, hoặc bậc Thầy đã biết qua. Nhưng họ có ích nhiều đem lại lợi ích cho chúng ta và xã hội nói riêng).

Có nghĩa là họ đã chứng ngộ được từ phần, từ phần pháp giới, Biết Từ, Bi, Hỉ , Xã.v.v. Biết Tự giác, giác tha. (là Hạnh Bồ tát).

Và những Bậc Viết Pháp, Dịch kinh đã chứng ngộ:

Người có Chánh Báo, Y Báo và hợp cã hai về Lý, Cơ Thì nhiều lắm, xem lại tiểu sử Phật-giáo Trung-Hoa, Và Phật-giáo Thiền Tông Việt Nam (Như Vua Trần Thái Tông “1240-1290” bên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chính là Tuệ Trung Thượng Sĩ). http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=35&t=3052

 III. Kết Luận:

1. Học Giả:

1.1. Học giáo lý nên từ từ, từ dể tới khó, (Dể đọc, dể hiểu, dể nhớ và dể áp dụng/thực dụng vào đạo đời).

1.2. Học giáo lý của những Bậc Viết Pháp, Dịch kinh đã Chứng ngộ.

1.3. Học giáo lý và tìm hiểu thêm về giáo lý cho hợp thời thế:

Chớ chấp vào từ ngữ, dịch giả, Danh giả, nơi chốn (Nước ngoài, hay nội địa).

1.4. Xem và xét Khế lý và Khế cơ của soạn giả.

1.5. Phân biệt Chánh Báo, Y Báo.

2. Soạn Giả:

Cần nên tránh những lỗi lầm chỉ vì “Vô tình” mà phải mang tội mua Thần bán Thánh. “Do vậy giữa ác và thiện khó phân biệt khi ta chưa ngộ về tuệ giác thi không nên Viết Pháp, Dịch kinh”. Vậy

Nếu vì thích thú tự giác, giác tha mà Viết Pháp, Dịch kinh nên soạn lại những kinh cổ, ngôn ngữ học khó hiểu làm lại. Hoặc sắp xếp lại kinh nào dể tới khó học hay theo thứ tự. Thì công đức thật vô lượng.
http://sites.google.com/site/layphat/van-tho-phap-cu-ke

Diễn đàn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/




Geen opmerkingen: