woensdag 7 april 2010

Dụ Ý Pháp Cú luận

Dụ Ý Pháp Cú luận
(Bài làm số 16)

I. Mở đề:


NÓI THÍ DỤ

Có người bảo vua nước Lương rằng: "Huệ Tử nói việc gì cũng hay thí dụ. Nếu nhà vua không cho thí dụ, thì Huệ Tử chắc không nói gì được nữa". Vua bảo: "Ừ, để rồi ta xem".

Hôm sau, vua đến thăm Huệ Tử, bảo rằng: "Xin tiên sinh nói gì cứ nói thẳng đừng thí dụ nữa".

Huệ Tử nói: "Nay có một người ở đây không biết nỏ là cái gì, mới hỏi tình trạng cái nỏ thế nào. Nếu tôi đáp rằng: Hình trạng cái nỏ giống như cái nỏ, thì người ấy có hiểu được không? - Vua nói: "Hiểu làm gì được".

"Thế nếu tôi bảo người ấy: Hình trạng cái nỏ giống như cái cung có cán, có lẫy, thì người ấy có biết được không? - Vua nói: "Biết được".

Huệ Tử nói: "Ôi! Khi nói với ai là đem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết, để khiến người ta biết”. Nay nhà vua bảo tôi đừng thí dụ nữa thì tôi không sao nói được.

LỜI BÀN

Cái cung, cái nỏ khác nhau nhiều, nhưng lấy cái cung nói với người đã biết cung để khiến cho biết được cái nỏ, thì may người ấy ý hội cũng được ít nhiều.

Phàm dạy bảo người ta điều gì, là cốt ý làm cho người ta hiểu được điều ấy, mà muốn cho người ta dễ hiểu, không gì bằng thí dụ, nghĩa là nhân cái người ta đã biết mà dạy vào cái người ta chưa biết.

Cái phương pháp giáo dục tối tân bây giờ "qui nạp" hay "phu diễn" cũng lấy thí dụ làm cốt. Người ta đã nói: "Một quyển sách không có thí dụ chỉ là một bộ xương mà thôi". Câu Huệ Tử nói: "Ðem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết để khiến người ta biết", thực là ám hợp với cái lối học tối tân đời nầy.

GIẢI NGHĨA

Lương: Một nước chư hầu mạnh đời Chiến Quốc, tức là nước Ngụy ở vào địa phận Hà Nam và Sơn Tây bây giờ.
Tiên sinh: Bực có tuổi, có tài, đạo đức, đáng dạy được mình. Hay dùng chỉ thầy dạy học hay người đáng quý.
Huệ Tử: Tên một thiên sách của Huệ Thi người thời Chiến Quốc, bạn với Trang Tử.

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm Ất Sửu (1925) Cổ học tinh hoa.
Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc & Từ An Trần Lê Nhân

II.Chánh đề:

Trong xã hội đời sống văn hóa, ngôn ngữ hàng ngày chúng ta thường dùng thí dụ. Nhưng vì ta thấy thường, nên không chú trọng, thực ra rất quan trọng trong ngôn từ, văn hóa. Giống như vàng là vật quí giá, nhưng khi đi trên biển, hay sa mạc thì nước quí hơn vàng.

Về triết lý đạo lý, người hiểu biết thì thấy quí giá lợi lạc cho mình vô cùng tận, Còn người không để ý tới, cũng giống như nước, hay không khí coi như bình thường.

Thí dụ còn gọi là tỉ dụ, dụ ý, gợi ý, ám thị, nhắc khéo.v.v. Tỉ dụ về thú vật: Mập như heo, ngu như bò, lì như trâu.v.v.Tỉ dụ về vật: Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon.Tỉ dụ về tâm lý: Nghèo cho sạch, rách cho thơm. Nhiều lắm.

Thí dụ cho người dùng từ ngữ nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật, hoa ngữ) lại còn quan trọng hơn nửa, không phải là tiếng mẹ đẻ thì sao diển tả hết ngôn từ, thành ra phải lấy hình dạng, vật thể, màu sắc.v.v. mà thí dụ.

Thí dụ trong văn chương lại càng quang trọng hơn. Không có thí dụ ta có thể viết năm, bảy trang giấy mà chưa hết ý, và người đọc thì cảm thấy quá dài, có khi xin hẹn lần sau đọc tiếp.

Văn:

Tu Thân: Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi. Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở, thì phải cố mà trừ đi.

Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy. Cho nên người quân tử trọng thầy, quí bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.

Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê... Như thế thì dù muốn không dở cũng không được.

Kệ:

Gặp ai vạch lỗi mình, rồi chỉ-dạy,
Đó là người hiền-trí, phải noi theo,
Như theo kẻ dẫn đường tìm kho báu.
Được kết-hợp với người hiền như thế,
Lợi lớn cho mình, chẳng tệ chi đâu.
(Kệ số 076.)
Hãy nghe ông ấy rầy la,
Giúp mình, chỉ dạy, tránh xa đường tà.
Người hiền quí-mến ông ta,
Chỉ có kẻ dữ mới là ghét ông.
(Kệ số 077.)Tục ngữ:
Thương cho roi, cho dọt, ghét cho ngọt, cho đường.

III. Kết Luận:

Lời văn đã ngắn gọn, dể hiểu, bài kệ lại ngắn gọn hơn, tục ngữ lại càng ngắn gọn hơn. Người viết văn hay chẳng những phải nắm dững này, mà còn phải biết lựa chọn dựa đề, giải đề nửa. Trong kinh điển hầu như dùng tỉ dụ rất nhiều. Nếu không hiểu được tỉ dụ thì như không hiểu hơn phân nửa phần nội dung.

Muốn dạy ai, khuyên ai thì luôn nên dùng ái ngữ để nói lên đều họ đã biết rồi. thì sao đó mới nói lên cái đều mình cần nói. (Lời Huệ Tử).

Người trong đạo muốn khuyên tu để giúp cho người ngoài đời, càng khó hơn. Cái biết của đạo là “Khổ”. Và cái biết của đời là “Vui”. Hai thế giới khác biệt.

Nên giúp ai thì cần tránh dùng từ ngữ đạo! Như Ngài Thích Thiện Hoa (Viết sách Phật Học Phổ Thông), Thầy Thích Thanh Từ (Việt-Nam), Thầy Thích Nhất Hạnh (Pháp) Khi thuyết pháp cho hàng Phật-tử khác, cho hàng Xuất-gia cũng khác. Cố né các từ ngữ trong kinh điển, để diển tả ý, và nội dung của ngày nay là vậy.

Nhìn lại mình, trước khi khuyên ai! - Xem, xét, đoán, Trình độ văn hóa, kiến thức, cuộc sống của người đó, nhóm đó.

Hai xét lại địa vị mình là ai? – Có đủ các Chánh-báo, y báo, Khế lý, khế cơ.v.v. Xem! Quyết nghi Mê & Ngộ luận bàn. Chấp và tinh tấn kinh.
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=43&t=3000
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=47&t=2985

Thân ái. TN
http://sites.google.com/site/layphat/thi-du

Diễn đàn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/

Geen opmerkingen: