woensdag 7 april 2010

Tứ Diệu Đế Pháp Cú luận

I. Mở đề:


Hể là người đã quy y Tam-bảo, thọ trì ngũ giới, hầu như điều biết luận Nhân Quả, thiện ác, phân minh.

Làm ác tất nhiên bị tù tội, nếu lẩn trốn được luật pháp thì cũng khó thoát được nghiệp quả sau này.

Người đệ tử Phật biết làm lành, tránh dữ. Thì mới gọi là người đệ tử chân chánh của Phật-giáo.

Làm lành, tránh dữ chỉ nghe theo cũng chưa đủ, mà cần phải biết phương pháp học và thực hành. Chính là Lý Diệu Đế. Là Pháp vi diệu tối cao đầu tiên Ngài thuyết.

II. Nhập đề:

Ðức Phật Thích Ca, sau khi thành đạo dưới cội cây bồ đề, Ngài quán sát căn của năm người bạn đồng tu với Ngài trước kia là nhóm ông Kiều Trần Như, có thể khai ngộ được với pháp Tứ Diệu Ðế, đức Phật đi đến Lộc Uyển là nơi họ đang tu hành để nói pháp Tứ Diệu Ðế.

Sau khi nghe Phật thuyết pháp Tứ Diệu Ðế, thánh kiến mê lầm tan vỡ, trí huệ siêu thoát xuất hiện, năm vị này được ngộ đạo, chứng nhập qủa vị A La Hán. Ðó là năm vị đệ tử đầu tiên của đức Phật Thích Ca.

Từ đây về sau, Tứ Diệu Ðế là giáo lý căn bản về Tiệm giáo (phương pháp tu chứng từ từ) và đã giác phộ cho không biết bao nhiêu đệ tử của Phật. PHPT.

1. Ðịnh Nghĩa Về Tứ Diệu Ðế

Tứ là bốn; Diệu là hay đẹp, quý báu, hoàn toàn; Ðế là sự chắc chắn, rõ ràng đúng đắn nhất. Chữ Phạn là Ariya Saccani.

Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn, quí báu, hoàn toàn nhất, không có một giáo lý ngoại đạo nào có thể sánh kịp.

Với bốn sự thật mà Ðức Phật đã phát huy đây, người tu hành có thể từ địa vị tối tăm, mê mờ, đi dần đến quả vị giác ngộ một cách chắc thật, không sai chạy, như một ngọn đuốc thiêng có thể soi đường cho người bộ hành đi trong đêm tối đến đích. Vì cái công dụng quí báu, mầu nhiệm, vô cùng lợi ích như thế nên mới gọi là Diệu.

Chữ Ðế còn có nghĩa là một Sự Thật lớn nhất, cao nhất, bao trùm tất cả các Sự Thật khác, và muôn đời bất di bất dịch, chứ không phải là sự thật hạn cuộc trong không gian và thời gian. PHPT.

2. TỨ Diệu Ðế Gồm Những Gì? - Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Ðạo đế.

Khổ đế ( Dukkha). Khổ đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy tất cả những nỗi đau trên thế gian này mà mỗi chúng sinh đều phải chịu, như Sống là khổ, Ðau là khổ, Già là khổ, Chết là khổ V.V..những nỗi khổ dẫy đầy trên thế gian, bao vây chúng ta, chìm đắm chúng ta như nước biển. Do đó, Ðức Phật thường ví cõi đời là một bể khổ mênh mông. PHPT.

Khổ đế có ba gốc khổ là: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.

a) Khổ khổ. Cái khổ chồng chất lên cái khổ, bản thân đã là khổ, mà hoàn cảnh chung quanh lại đè lên bao cái khổ khác: đó là "Khổ khổ"
như: bệnh tật, đói khát, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, áp bức, sưu cao thuế nặng v.v...Vì thế nên gọi là "khổ khổ".

b) Hoại khổ. Trong Khế kinh chép: "Phàm vật có hình tướng đều phải bị hoại diệt". Thực thế, vạn vật trong vũ trụ đều bị luật vô thường chi phối, không tồn tại mãi được. Thí dụ: về người thì phải chịu Sanh lão bệnh tử.

c) Hành khổ. Về phương diện vật chất, ta bị ngoại cảnh, thời gian chi phối, phá hoại. (Thí dụ: Tiền, tài, danh, vọng, sắc, dục).

Còn về phương diện tinh thần, ta cũng không hề tự chủ, yên ổn, tự do được. Tâm hồn ta thường bị dục vọng dằn vặt, lôi kéo, thúc đẩy từng phút từng giây. Tư tưởng ta cũng luôn luôn biến chuyển nhảy vọt lăng xăng từ chuyện này sang chuyện khác, như con ngựa không cương, như con vượn chuyền cây, không bao giờ dừng nghỉ. (Thí dụ: Vui, buồn, giận, ghét.v.v) Thật là đúng như lời Phật dạy: "tâm viên, ý mã".PHPT.

Khổ đế trong Phật-giáo chia ra làm tám loại khổ chánh là: sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ.

Chính là Quả ác khổ, do nhân ác của nó là Tập đế.

Tập đế (Sameda Dukkha). Tập đế là chân lý chắc thật, trình bày nguyên nhân của bể khổ trần gian, là lý do vì đâu có những nỗi khổ ấy. Khổ đế như là bản kê khai hiện trạng của chứng bệnh; còn Tập đế như là bản nói rõ nguyên nhân của chứng bệnh, lý do vì sao có bệnh.

Tập đế: Tập là chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày mỗi nhiều hơn lên. Ðế là sự thật vững chắc, đúng đắn hơn cả. Tập đế là sự thật đúng đắn, vững chắc về nguyên nhân của những nỗi khổ đã chứa nhóm, tích trữ lâu đời, lâu kiếp trong mỗi chúng sanh. Ðó là sự thật về cội gốc của sanh tử, luân hồi, của bể khổ trần gian.

Nguyên Nhân Của Ðau Khổ Là Những Gì?

Phật dạy: Cội gốc của sanh tử luân hồi do các phiền não mê lầm là những dục vọng xấu xa, những ý niệm sai quấy, làm não loạn thân tâm chúng ta.

phiền não rất nhiều, nói rộng thì đến tám muôn bốn ngàn (84.000), nói hẹp lại thì có mười phiền não gốc, gọi là căn bản phiền não. Do mười phiền não gốc nầy mà sanh ra vô số phiền não nhánh ngọn (xin xem quyển Tu Tâm). Mười phép phiền não gốc là:

1. Kiết sử: Mười thứ phiền não gốc: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến cũng gọi là "Thập Kiết sử".

Kiết là trói buộc; Sử là sai khiến. Mười phiền não nầy gọi là Kiết Sử, vì chúng nó có mãnh lực trói buộc loài hữu tình không cho ra khỏi ba cõi và sai sử chúng sinh phải quay lộn trong vòng sanh tử luân hồi, từ đời nầy đến kiếp nọ, và phải chịu không biết bao nhiêu điều khổ não. PHPT. Chính là cái Nhân ác phải chịu khổ.

Diệt đế (Nirodha Dukkha). Diệt đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng hoàn cảnh quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sanh sẽ đạt đến khi đã diệt trừ được những nỗi khổ và những nguyên nhân của đau khổ. Diệt đế như là một bản cam đoan của lương y nói rõ sau khi người bệnh lành thì sẽ ăn ngon, ngủ yên như thế nào, thân thể sẽ tráng kiện, tâm hồn khoan khoái như thế nào.

Ðịnh Nghĩa Sao gọi là Diệt đế?

Diệt là tiêu diệt, trừ diệt. Diệt ở đây tức là diệt dục vọng mê mờ, phiền não. Ðế là lý lẽ chất thật, đúng đắn do trí tuệ sáng suốt soi thấu. Diệt đế, chữ Pali gọi là "Nirodha Dukkha" tức là sự thật đúng đắn, mà đức Phật đã thuyết minh về hoàn cảnh tốt đẹp mà mọi người có thể đạt được khi đã diệt hết mọi phiền não, mê mờ.

Kinh Niết Bàn dạy: "Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết Bàn". Diệt đế tức là Niết Bàn.

Diệt đế tức là chân lý chắc thật nói về quả vị mà một kẻ tu hành có thể chứng được. Quả vị ấy tức là Niết Bàn.

Nhưng vì sự tu hành có thấp có cao, có rộng có hẹp, nên quả chứng tức là Niết Bàn cũng có thấp có cao, có hoàn toàn, có chưa hoàn toàn.

Muốn thấy được Niết Bàn thật, phải tự mình thân chứng, phải thể nhập Niết Bàn. Muốn thân chứng, thể nhập Niết Bàn, cần phải tu theo phương pháp mà đức Phật đã dạy trong phần Ðạo đế. Quả Thiện.

Ðạo đế (Nirodha Gamadukkha). Ðạo đế là những phương pháp đúng đắn, chắc thật để diệt trước đau khổ. Ðó là chân lý chỉ rõ con đường quyết định đi đến cảnh giới Niết Bàn. Nói một cách giản dị, đó là những phương pháp tu hành để diệt khổ và được vui. Nhân thiện.

Ðạo đế có 37 phẩm, chia ra làm 7 loại:

1 Bốn món Niệm xứ (Tứ Niệm Xứ)

Quán Thân bất tịnh, Quán Tâm vô thường, Quán Pháp vô ngã , Quán thọ thị khổ.

2 Bốn món Chánh cần (Tứ Chánh cần)

a.Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh.
b.Tinh tấn dứt trừ những điều ác phát sinh.
c.Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
d.Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.

3 Bốn món Như ý túc (Tứ Như ý túc)

a.Dục Như ý túc,
b.Tinh tấn Như ý túc,
c.Nhất tâm Tứ Như ý túc,
d.Quán Như ý túc.

4 Năm Căn (Ngũ Căn)

Năm căn ấy là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Ðịnh căn, Huệ căn.

5 Năm Lực (Ngũ Lực)

Bất luận người nào, hễ đã lấy trí làm nền tảng, tinh tấn thật hành chánh pháp (tấn), hằng ghi nhớ chánh pháp để tiến tu (niệm), tập trung tư tưởng để trừ sạch vô minh phiền não, đem diệu huệ vô phân biệt (huệ) để chứng chân như, thì người ấy thế nào cũng nắm chắc trong tay quả vị vô thượng Bồ đề. Vì sao? Vì người ấy đã có những thần lực vĩ đại (Ngũ lực) do Ngũ căn gây tạo. Với ngũ lực nầy, hành giả như người bộ hành có đủ phương tiện, diệu dụng để băng rừng, vượt biển và đi đến đích cuối cùng. Ðích cuối cùng của người tu hành theo chánh pháp tức là thành Phật.

6. Bảy phần Bồ đề (Thất Bồ đề phần)

Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Niệm, Ðịnh, Xả

7. Tám phần Chánh đạo (Bát Chánh đạo phần).

a. Chánh kiến, b. Chánh tư duy, c. Chánh ngữ, d. Chánh nghiệp,
e. Chánh mạng, f. Chánh tinh tấn, g. Chánh niệm, h. Chánh định.

III. Chánh đề:

Phật Tử Phải Học và Thực Hành Pháp Tứ Diệu Ðế.

Một giáo lý căn bản, quan trọng như Tứ Diệu Ðế, người Phật tử không thể không hiểu được. Không hiểu biết về Tứ Diệu Ðế là không hiểu biết gì về giáo lý đạo Phật cả.

Thấy rõ được mọi nỗi khổ đau rồi, ta cần tìm hiểu vì đâu có khổ, nguyên nhân của khổ là đâu. Vì chỉ khi nhận thấy được nguồn gốc của nó, mới có thể diệt trừ tận gốc nó được.

Ðiều này, cũng không chỗ nào nói rõ ràng, phân tích ràng mạch bằng Tập đế. Nhưng thấy được mọi nỗi đau khổ của cõi đời và nguồn gốc của nó, không phải để mà chán ngán, khóc lóc, rên siết. Nếu thế thì không có gì tiêu cực bi quan bằng. Một số dư luận tưởng lầm đạo Phật là yểm thế bi quan là vì họ đã dừng lại ở hai phần đầu của Tứ Diệu Ðế. PHPT.

Vì vậy Tứ Diệu Đế pháp không phải chỉ cho hàng xuất gia biết, mà hàng tu sĩ tại gia cũng cần biết, dù bất luận hành giả theo tiểu thừa, đại thừa, Nam-tông, Bắc-tông. Chung lại cũng là phương pháp thực hành Tứ Diệu Đế. Vậy khi nào, lúc nào…

Thực hành pháp Tứ Diệu Đế cho cư sĩ tại gia!

Nơi nào có thể huân tập không gò bó vào sự sống, hoàn cảnh và tùy theo căn cơ hành giả. Như Trì Danh Niệm Phật, Tụng kinh, trì chú, Tọa Thiền, Lạy Phật.v.v.

Nơi nào không có thể huân tập vì gò bó vào sự sống. Hành giả luôn luôn tỉnh giác, giữ chánh niệm, Như Thiền minh sát, Niệm thầm.v.v.

Nhưng hai trường hợp này cũng chưa phải là rốt ráo, Thí dụ: Như trong nghịch cảnh bệnh hoạn, đời sống giàu nghèo thay đổi, chiến tranh, chết chóc sẽ đến. Thì hành giả có còn chánh niệm không!

- Sự thực ít nhiều chúng ta cũng bối rối, muốn giải quyết bối rối này thì cần phải thực tập vào đời sống hàng ngày. Mà đời sống hàng ngay chúng ta đâu hoàn toàn là thuận duyên. Hay nghịch cảnh như đã nêu ra.

- Vì vậy, thực hành ngay vào đời sống, trên sách báo, tin tức. và thực thi ứng dụng vào truyện đạo, đời, những giáo lý thi kệ trong kinh Pháp Cú. Khi chúng ta chưa được biết tới, hay không có trong trường hợp của ta. Chính là lối học thực tế cho người tu tại gia vậy.

IV. Kết luận:

1. Thực hành chính là tu sửa thân tâm (Tu tâm, dưỡng tánh.) chúng ta cần phải huân tập thường xuyên không gián đoạn. Phải tự kèm chế lại bản thân bằng sự nhẫn nhục, tinh tấn, quán niệm.

2. Tỉnh giác trong sự sống, là Sửa tánh luôn luôn trong chánh niệm. (chọn lành, tránh dữ: Xấu sửa đẹp. Dơ sửa sạch.v.v.) bằng Từ, Bi, Hỷ, Xã. Và con đường tu tập trong Kinh Pháp Cú.

Học phương pháp thực hành Tứ Diệu Ðế, mà không thực hành theo, thì không phải gọi là Hành giả. Vi Pháp hành mà không hành chính là Thuyết giả.

Học Tứ Diệu Ðế còn áp dụng chung vào Kinh Pháp Cú thì chẳng còn gì bằng. Diệu dụng rốt ráo. Trong tất cã bài kệ có màu. Tượng trưng cho. Nhân thiện / ác và Quả thiện / ác

Biết khổ chưa đủ để diệt khổ. Muốn diệt khổ tận gốc phải tìm nguyên nhân phát sanh ra khổ. Nguyên nhân phát sanh ra khổ là do tập đế.

Trong Thập Nhị Nhân Duyên. Khổ chính là do ái phát sanh. Mà người đời nay gọi là Tình.

Chú giải:

Quán pháp vô ngã: Pháp, theo tiếng Phạn là Dharma. tàu dịch là quỹ trì, nghĩa là năm giữ phạm vi của mình, như vuông, dài, tròn méo...để mỗi khi người ta trông đến, liền nhận biết cái nầy là gi, và khỏi lẫn lộn với vật khác. Nghĩa chữ Pháp rộng lớn mênh mông, chỉ cho tất cả mọi sự thật trên vũ trụ, chẳng những các vật hữu hình, cho đến các vật vô hình tưởng tượng như lông rùa, sừng thỏ, cũng gọi là Pháp CẢ.

Còn Ngã có nghĩa là chủ thễ, là riêng có tự tướng của mình. Người ta thường chấp các pháp đều có tự tướng của người, vật có tự tướng của vật, thế giới có tự tướng của quốc gia, xã hội có tự tướng của xã hội.

Ðã chấp có tự tướng của mình, tất nhiên thấy có tự tướng của người khác. Ðối với tự tướng của một vật, hễ về mình thì không về người khác, còn về người khác thì không về mình. Do đó, sinh ra tâm niệm nhân, ngã, bỉ thử, quí trọng, khinh rẽ, tranh chấp, đấu tranh trong xã hội.

Song, xét ra cho kỹ thì các pháp nào phải thật có "tự tướng"? Nói về lục trần thì sắc đối với không, động đối với tịnh, sanh đối với diệt...nào có cái gì riêng một mình thật có tự tướng đâu? Trần đối với căn mà có hình tướng, căn đối với trần mà có tác dụng, ngoài trần không có căn, ngoài căn không có trần. Như thế, thì biết tất cả các pháp, dù căn, dù trần cũng đều không có tự tướng.

Trong kinh Lăng Nghiên có câu: "Nhân duyên hòa hợp, hư vọng hữu sanh, nhân duyên biệt ly, hư vọng hữu diệt". Nghĩa là: các nhân duyên nhóm họp thì giả dối có sanh, các nhân duyên chia rẽ, thì giả dối có hoại diệt. Vậy đủ biết: tất cả các pháp làm nhân duyên cho nhau, in tuồng là có, chứ không có tự tướng. Không có tự tướng, tức là "vô ngã".

Ví như trong giấc chiêm bao, vì nhân duyên chiêm bao hiện ra thấy có cảnh nầy cảnh khác. Ðương khi ấy, người chiêm bao, cũng lầm tưởng là thật có, đến khi thức dậy, mới nhận ra đó là cảnh giả dối trong chiêm bao. Chúng ta cũng thế, vì mê lầm nên không nhận ra được sự giả dối của sự vật.

Trong khi tâm duyên với cảnh, cảnh duyên với tâm, vạn pháp hiện ra giữa vũ trụ, chúng ta tưởng là thật có. thật ra, các pháp đều không tự tướng, đều là "vô ngã".

Chúng ta không biết lý "pháp vô ngã", cho nên ngoài bị hoàn cảnh kích thích, trong bị phiền não lay động, quay cuồng theo sự múa rối của giả cảnh. Vì thế, tuy muốn tự tại mà chưa lúc nào chúng ta được tự tại, muốn an vui mà chưa lúc nào được an vui, muốn thường trụ mà vẫn phải trôi lăn trong vòng sanh tử.

Nếu chúng ta chứng được pháp vô ngã rồi, thì một thể vô ngã trùm khắp cả pháp giới. Cảnh cũng vô ngã, tâm thức cũng vô ngã, thì còn cái chi mà ghét, mà thương, mà chịu sanh tử luân hồi nữa.

Pháp vô ngã là lối tu giải thoát rốt ráo. Nếu ai ai cũng biết tu hạnh vô ngã một đôi phần thì đâu có sự ích kỷ hại nhân, và cảnh tượng thế giới hòa bình đâu phải là điều không thể thực hiện được?

Tứ Như ý túc là bốn phép thiền định. Nói cho rõ đó là bốn phương tiện giúp chúng ta thành tựu các tam ma địa Samadhi: (chánh định), vì thế nên cũng gọi là định pháp. "Như ý" là được như ý mình muốn. "Túc" là chân, có nghĩa nương tựa mà cũng có nghĩa là đầy đủ.

Tứ Như ý túc, có nghĩa là bốn phép làm nơi nương tựa cho các công đức thiền định, thần thông được thành tựu mỹ mãn như ý muốn của mình. Bởi lý do ấy, nên cũng gọi nó bằng tên Tứ thần túc. Luận Câu xá quyển 25 có nói: "Vì sao định mà gọi là thần túc? Vì các công đức linh diệu thù thắng đều nương nơi bốn định này mà được thành tựu".

Bốn định ấy là: Dục Như ý túc, Tinh tấn Như ý túc, Nhất tâm Tứ Như ý túc, Quán Như ý túc.

Trước hết, do tu tâm hằng mong muốn (Dục), cho nên sự tu tập dũng mãnh (Tinh tấn); nhờ sự tu tập dũng mãnh, nên phiền não tiêu, tán động hết, do đó tâm được chuyên nhất (Nhất tâm), nhờ tâm chuyên nhất nên quán trí được thanh tịnh mãnh lợi (Quán), và có năng lực phá tan cội gốc vô minh.

Khi vô minh hết, thì vô số nghiệp chướng phải tiêu, hằng sa trí đức phát hiện. Người tu hành, khi trí tuệ và công đức viên mãn tức khắc đầy đủ vô biên thần dụng trong sự hiện thân, hiện độ để cứu khổ chúng sanh, chứ đâu có phải chỉ khi chứng được lục thông mới được tự tại?

Ngũ căn là năm căn. Căn đây tức là căn bản, là gốc rễ, là nguồn gốc để tất cả các thiện pháp xuất phát.
Luận Trí Ðộ, quyển thứ mười, giải rằng: "Năm căn này là căn bản để phát sanh tất cả thiện pháp, nên gọi là ngũ căn". Năm căn ấy là: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Ðịnh căn, Huệ căn.
Năm Lực (Ngũ Lực)

Bất luận người nào, hễ đã lấy trí làm nền tảng, tinh tấn thật hành chánh pháp (tấn), hằng ghi nhứ chánh pháp để tiến tu (niệm), tập trung tư tưởng để trừ sạch vô minh phiền não, đem diệu huệ vô phân biệt (huệ) để chứng chân như, thì người ấy thế nào cũng nắm chắc trong tay quả vị vô thượng Bồ đề. Vì sao? Vì người ấy đã có những thần lực vĩ đại (Ngũ lực) do Ngũ căn gây tạo.

Với ngũ lực nầy, hành giả như người bộ hành có đủ phương tiện linh lợi, diệu dụng để băng rừng, vượt biển và đi đến đích cuối cùng. Ðích cuối cùng của người tu hành theo chánh pháp tức là thành Phật. Ðến đích này, người ấy là ánh sáng của chúng sinh gieo mầm an lạc. Chính người mới có đủ thần lực, diệu dụng làm cho chúng sinh trở thành những kẻ hoàn toàn giải thoát, hoàn toàn giác ngộ. PHPT.

http://sites.google.com/site/layphat/tu-dieu-de

Diễn đàn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/




Geen opmerkingen: