woensdag 7 april 2010

Đạo Đời Pháp Cú chuyện

Đạo Đời Pháp Cú chuyện luận
(Bài làm số 15)


I. Mở đề:


Chào các bạn,

Thường chúng ta xem Kinh kệ một lần, hai lần cũng chưa hiểu liền, rồi xem bên phần luận đề của Thầy, vẩn giải. Thì mới biết rõ thêm một chút.

Cái hiểu này chỉ là tạm hiểu về kinh nghĩa. Thực sự ta chưa áp dụng, hoặc áp dụng biện tài luận bàn trong kinh nghĩa.

Thí dụ: Vô thường là gì? Hiếu như thế nào mới hiếu? hoặc ta đọc những mẩu chuyện thiền. Xem diển tả các công án triết lý thâm xâu. Ta thích, nói theo, hoặc làm theo. (Giống như người thấy trăng tròn, sáng, đẹp muốn hái xuống chơi vậy) Nhưng trực nghĩ lại thì ta không biết phần nào gốc, phần nào rể. Vì chúng ta không có thầy hướng vẩn tu tập (Thiền-định) hoặc ta không nắm vững Phương phápphương tiện.

Do vậy cần phải học ôn lại nhiều lần, dùng nhiều các phương pháp áp dụng khác nhau, như trong hoàn cảnh thực tại mình đang tu, đang thực hành, đang sống chung với mọi người. Chính là những chuyện đạo, đời. Có hoặc không có thực, Chuyện giáo lý thánh nhân, dân gian.v.v.

II. Chánh đề:

Học về vô thường?

Thường, Lạc, Ngã, Tịnh,

Phật dạy: Này Ca Diếp ! Có bốn thứ điên đảo tương quan mật thiết trong sinh hoạt của chúng sanh. Bốn thứ điên đảo này, hàng phàm phu thường mắc phải, bọn ngoại đạo thì không sao biết được.

Một, không khổ khởi tưởng cho là khổ.

Hai, Vô thường khởi tưởng thường. Thường tưởng là vô thường.

Ba, Vô ngã khởi tưởng ngã. Ngã tưởng là vô ngã.

Bốn, Bất tịnh khởi tưởng tịnh. Tịnh tưởng là bất tịnh.

Này Ca Diếp ! Như Lai là thường. Như Lai là bất động, như như.

Như Lai dù có nhập Niết bàn ở rừng Ta La song thọ, nhưng không phải như củi hết lửa tắt. Như Lai thường trụ vì Như Lai không phải hữu vi. Như Lai dù có bỏ thân ngũ uẩn, thất đại, nhưng đó là ứng thân thị hiện tùy thuận pháp tướng để hóa độ chúng sanh, cho nên không vì có "bỏ thân" mà tưởng Như Lai vô thường !

Này Ca Diếp ! Khởi tưởng Như Lai vô thường; Tưởng Như Lai nhập Niết bàn giống như củi hết lửa tắt; Tưởng Như Lai bỏ thân ngũ uẩn là Như Lai không còn gì ! Nên biết ! Như Lai không hề tương quan và phải chịu sự chi phối như vậy. Như Lai không có khổ. Thế mà khởi tưởng KHỔ. Đó là món điên đảo thứ nhất.

Vô thường tưởng thường. Thường tưởng là vô thường. Đấy là điên đảo.

Người không tu pháp KHÔNG, không biết được "thực tướng" các pháp. Cho nên họ chỉ thấy sự sinh diệt vô thường, sự thọ mạng ngắn ngủi trong một khoảng thời gian nhất định. Người tu pháp KHÔNG, nhận thức được "thực tướng" các pháp, biết rõ nguyên ủy của các pháp là chân thường không gì phá hoại được.

Vậy mà có người cho rằng không nên tu pháp KHÔNG. Họ không hiểu rằng chân lý vô thường ở trong tánh thường. Tánh chân thường lưu xuất vô thường. Những pháp hiện có là sự duyên khởi hình thành bởi vô lượng vô số pháp không. Sự hiểu biết nông cạn sai lầm là món điên đảo thứ hai.

Vô ngã tưởng ngã. Ngã tưởng là vô ngã.

Phàm phu nói có ngã, Phật pháp cũng nói có ngã. Phàm phu nói "ngã", nhưng không biết Phật tánh. Thế là ở nơi pháp "vô ngã" tưởng là "ngã". Đấy là điên đảo. Phật pháp nói "ngã" tức là "Phật tánh". Phàm phu lập luận rằng: vì trong Phật pháp không có "ngã", cho nên Phật dạy chân lý "vô ngã" cho các đệ tử mình. Hiểu biết và lý luận như thế, tức là điên đảo. "Ngã" tưởng "vô ngã", "vô ngã" tưởng là "ngã". Đó là món điên đảo thứ ba.

Tịnh tưởng bất tịnh. Bất tịnh tưởng là tịnh.

TỊNH, có nghĩa là phải hiểu NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ. Thân Như Lai chẳng phải thân tạp thực; chẳng phải thân phiền não; chẳng phải thân huyết nhục; chẳng phải thân "phát, mao, trảo, xỉ...", chẳng phải thân bì, phu, cốt nhục..." giả hợp hình thành. Thân Như Lai chính là PHÁP THÂN thường trụ; Thân Như Lai "Biến Nhất Thiết Xứ". Nếu có người hiểu rằng : Như Lai vô thường, thân Như Lai là thân tạp thực, là thân bì, phu, cốt, nhục, cân, mạch, can, đảm, tràng, vị, tỳ, thận, tâm, phế...giả hợp hình thành. Rồi họ cũng cho rằng: Pháp, Tăng và Giải thoát cũng đều là pháp có diệt tận. Đó là nhận thức của người không trí tuệ, ở nơi pháp Tịnh mà tưởng là Bất tịnh. Đó là món điên đảo thứ tư

Ca Diếp Bồ tát bạch: Thế Tôn ! Nhờ nghe kinh Đại Bát Niết Bàn, từ nay con mới có được chánh kiến !

Bạch Thế Tôn ! Từ trước đến giờ chúng con đều là bọn người tà kiến ! Vậy mà chúng con tưởng mình đã hiểu được chánh pháp nhiều rồi !

TRỰC CHỈ

Căn cơ chủng tánh Tiểu thừa, tu học giáo pháp "BÁN TỰ": VÔ THƯÒNG, KHỔ, VÔ NGÃ và BẤT TỊNH là bốn chân lý phải luôn luôn quán chiếu tư duy, cho đến khi tự mình thực chứng, tự mình thể nhập: Rằng đó là sự thực bằng trí tuệ, bằng cái thấy của chính mình.

Từ bốn chân lý vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh này làm cơ sở để tiến lên nhận thức bốn chân lý: KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO; gọi chung với cái tên: TỨ ĐẾ, TỨ DIỆU ĐẾ, TỨ CHƠN ĐẾ, TỨ THÁNH ĐẾ là giáo lý tu học để được quả giải thoát, xuất ly tam giới: A LA HÁN.

Do vậy, mà hàng Phật tử tại gia có, xuất gia cũng có, nói được tên, nhận thức qua loa rằng: đời là "vô thường", đời là "khổ"...Rồi tưởng mình đã hiểu đạo Phật khá rồi .

Sự thực, học hiểu ngang đó chưa khá. "Học, học nữa và học mãi". Nhà lãnh tụ thiên tài Le Nin khuyên thế. Bởi vì học bốn chân lý "vô thường"...Bốn chân lý "Tứ đế" chỉ là người mới học "bán tự giáo", học pháp tu của Tiểu thừa, của người A La Hán, của địa vị chứng đắc "Hóa thành".

Đối với Đại thừa "Bảo sở" hãy còn phải nổ lực mà đi, sẽ thấy được ánh bình minh rực rỡ, soi vọng lưng trời và một chân trời trong sáng chói chang muôn hồng nghìn lục, lung linh rạng rỡ của ánh hoàng hôn: NHẬT MỘT HOÀNG CHIẾU !

Thế cho nên học chân lý "vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh" chưa đủ. Mà phải học hiểu Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, cũng bằng trí tuệ đích thực, do công phu tư duy quán chiếu của chính mình.

Nếu không tu học được như vậy, bốn chân lý lại trở thành bốn thứ điên đảo, bốn ý niệm lộn sòng: Cái "Thường" tưởng "Vô thường". Cái "Vô thường" lại tưởng "Thường". "Tịnh" lại cho là "Bất tịnh". Cái "Bất tịnh" tưởng là "Tịnh".

Đó là lý do, là điều kiện mà nhà văn Kim Dung sáng tạo cho sự sai lầm ấy qua cái từ "Tẩu hỏa nhập ma" ! Tức là tu luyện không đúng chánh pháp , tu sai lạc thành "khùng" !

Tóm lại phẩm TỨ ĐẢO ở kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật đinh ninh dạy rõ rằng: Ngoài chân lý "vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh" còn phải học bốn chân lý "THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH" nữa.

Chưa hết. Khi đã có ý thức để nhận thức KHỔ, LẠC; THƯỜNG, VÔ THƯỜNG; NGÃ, VÔ NGÃ; TỊNH, BẤT TỊNH" còn phải áp dụng GIỚI học, ĐỊNH học, TUỆ học; còn phải hành xử VĂN, TƯ, TU để quán chiếu, tư duy thì mới đem lại cho người đệ tử Phật kết quả an vui, giác ngộ, giải thoát bất tư nghì hiện ở cõi đời này./.

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH PHẨM THỨ MƯỜI MỘT, Pháp Sư Thích Từ Thông

*****
Trước kia có một quốc vương vô cùng sùng kính Phật pháp, kính lễ tăng bảo. Một hôm có một đoàn ca múa từ nước khác lại, trong đoàn có rất nhiều hình thức biểu diễn như nghệ sĩ, ảo thuật, ca múa v..v...

Quốc vương không nỡ hưởng vui một mình bèn mời vị trụ trì của quốc tự cùng thưởng thức. Vị trụ trì bởi lệnh vua khó từ chối cũng đành phải tới cùng xem.

Khi biểu diễn, chỉ có vị trụ trì ngồi cúi mặt xuống không xem, quốc vương ngược lại ngồi bên cạnh vui vẻ không ngừng vỗ tay. Sau buổi biểu diễn, quốc vương hỏi trụ trì tiết mục nào đặc sắc nhất, người liền trả lời: “Lão tăng vô tâm không xem”.

Quốc vương ngạc nhiên hỏi: “Hoà thượng tại sao lại vô tâm không xem?”

“Vì đời người vô thường, chớp mắt đã chết, việc sinh tử đại sự trên mình, cho nên không có lòng xem”.

Quốc vương nghe xong bán tín bán nghi hỏi: “Đại sự sinh tử vô thường thực ra có quan trọng và bức thiết gì để có thể khiến ngài không có lòng dạ nào xem biểu diễn của đoàn ca múa này?”

“Không tin xin ngài tìm một tử tù lại, tôi chứng minh cho ngài thấy”

Quốc vương nghe xong bèn lập tức ra lệnh đưa một người tử tù lại. Người trụ trì nói với quốc vương: “Xin ngài mời đoàn ca múa nọ cố gắng hết sức biểu diễn một lần nữa” rồi quay lại, bảo người lấy một thùng nước đặt lên đầu người tử tù và nói với anh ta: “Nếu như đến khi các tiết mục được biểu diễn xong, nhà ngươi không để một giọt nước rơi xuống, ngươi sẽ được tha chết”

Kết quả là mãi cho đến khi diễn xong, người tử tù đó quả nhiên không để một giọt nước nào rơi xuống, người trụ trì hỏi người tử tù có biết đoàn ca múa diễn cái gì không, người tử tù nói: “Tôi còn lòng dạ nào mà chú ý đến đoàn ca múa đó đang diễn cái gì. Tôi chỉ toàn tâm chú ý tới thùng nước trên đầu tôi, không để cho giọt nước nào rơi ra ngoài mà thôi”

Người trụ trì lúc bấy giờ mới quay lại nói với quốc vương: “Nhanh chóng của vô thường, giống như người tử tù ngày mai đem đi chặt đầu, chỉ là cái mơ hồ qua ngày của người đời, huởng lạc của thế gian không tự biết mà thôi.

Nếu mọi người đều nhìn thấy vô thường, giống như sự bức thiết sâu sắc của người tử tù bị đem đi chặt đầu, đại sự sinh tử của con người, ai còn lòng dạ nào mà xem người khác ca múa đây.”

Quốc vương nghe xong chợt tỉnh ngộ, hiểu rõ thời gian lãng phí vô vị đã qua của người đời.

Nếu như cảm giác của mọi người có thể như người tù ngày mai sẽ chết, cảm giác đối với sinh tử cũng bức thiết và gấp gáp, đem ngày mai thành ngày cuối cùng, người ta có thể phát hiện biết bao việc chưa làm, còn biết bao công tác chưa hoàn thành, mà thời gian lại ngắn ngủi, người ta có còn lòng dạ để chơi bời không? Có còn lòng dạ để làm những việc vô nghĩa, lãng phí thời gian quý báu, ngắn ngủi không nhỉ?
http://members.cox.net/nguon-dao/ND60/Mauchuyen_DaoDoi.htm

Bình luận về vô thường:

Khi ta đọc kinh Đại Bát Niết-bàn, Nói về Khỗ, Thường, Ngã, Tịnh. Mới đầu ta cảm thấy như một bản đồ của bốn định nghĩa, rồi ta đọc tiếp Trực chỉ của Pháp-sư Thích Từ Thông. Quán chiếu với Tứ-đế thì hiểu thêm một phần nửa.

Nhưng Pháp-sư nói thêm, Cần phải học rõ thêm một lần nửa là Văn, Tư, Tu, cũng chưa đủ mà phải thực hành Giới, định, huệ. (Thiền-định)

Vậy chúng ta đã học, hiểu, hành. Nhưng ta còn chưa áp dụng vào đời/đạo! Thì cái biết này chỉ là lý thuyết.

- Khi xem tiếp tới chuyện “Vô thường” do Tuệ Duyên sưu tập. Nếu ta là tên tử tù trong cốt chuyện thì cũng vậy. Ðó là lý tánh tỉnh ngộ về “Vô thường”. Thì mới thấy đời người thật ngắn ngũi, phải tu mau kẽo không kip vậy.

Hiếu thế nào mới thật sự là hiếu!

THẦY TĂNG SÂM

Thầy Tâng Sâm bừa cỏ ruộng dưa, lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Cha là Tăng Tích giận, cầm gậy đánh vào lưng. Tâng Sâm đau quá, ngã gục xuống điếng đi một lúc mới hồi lại.

Khi về nhà, liền đến thưa với cha rằng: “Lúc nãy con có tội, để đến nỗi cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo”.

Nói xong, lùi xuống vừa gẫy đàn vừa hát, có ý để cha nghe tiếng, biết cho rằng mình không còn đau đớn gì nữa.

Đức Khổng Tử nghe thấy chuyện, bảo học trò cấm cửa không cho Tăng Sâm vào.

Tăng Sâm tự nghĩ mình vô tội, mượn bạn lại hỏi vì cớ gì mà Ngài giận.

Đức Khổng Tử nói: “Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì, thì ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa; cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng là bất từ.

Nay Sâm thờ cha liều mình để chiều cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá như cha đánh quá tay mà chết mất, thì có phải là làm cho cha mắc tội không, tội bất hiếu còn gì to hơn nữa.”

Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết là nhầm lỗi, đến tạ tội đức Khổng Tử.
Lời bàn:

Người làm con có hiếu thì dẫu vì cha mà phải hy sinh tính mạng cũng không có gì là quá tạm. Song, liều mình mà cứu cha mẹ trong khi nguy cấp là chí hiếu, thì để cha mẹ nhân cơn giận dữ đánh đập, lỡ hại đến tính mạng, thì chẳng những là bất hiếu mà còn mang tiếng là hãm cha mẹ vào tiếng bất từ nữa.

Ông Sâm rất hiếu nhưng chưa phải cách, Ông Thuấn cũng hiếu nhưng biết phải trái. Kẻ làm con, khi thấy cha mẹ làm trái còn có chức trách phải liệu đường trốn tránh hay ủy khúc can ngăn mà vẫn không mắc tiếng bất hiếu.

Lời Bàn:

Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ.

Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, “nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng, lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi”, như thế cũng là bất hiếu, cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được.

Vì rằng làm con mà được còn có cha mẹ để báo đáp là một việc sung sướng ở đời, mà cũng là có duyên có phúc nữa.

Bình luận về hiếu:

Truyện Đại hiếu Mục Kiều Liên và hàng năm lễ Vu Lan Phật-giáo, hầu như ai cũng biết. Nhưng ngẫm nghĩ bổn phận làm con, ta có vuông tròn sự báo hiếu đối với cha mẹ không!

Người giàu có báo hiếu bằng tiền bạc, vật chất, người nghèo báo hiếu bằng công sức, còn người hiếu đạo báo hiếu bằng tinh thần.v.v.

Cũng chưa thật sự là trọn vẹn. Qua mẩu chuyện Phật-giáo, Chuyện Thầy Tăng Sâm. Thì sự báo hiếu không phải học trong kinh sách là đủ rồi. Mà phải áp dụng tùy thời, tùy lúc.

Và căn bản của sự báo hiếu là đừng để cha mẹ buồn lòng vì mình.

Và cũng ngược lại bổn phận làm cha mẹ phải vuông tròn cho con cái tới ngày lớn khôn. Xem lại bổn phận và trách nhiệm làm người trong PHPT.v.v.

III. Kết Luận:

Tóm lại tất cã giáo lý chuyện đạo/đời đều đem lại lợi ích kiến thức và kinh nghiệm thực tập trong đời sống hàng ngày. Nhiều cốt chuyện có thể trong đời ta không xẩy ra. Nhưng một ngày nào nó sẽ đến (Như Già, bệnh, tử). Thì ta mới đủ bình tỉnh mà đón nhận. Kinh kệ là gốc rể giáo lý, cành nhánh lá là những mẩu chuyện đời/đạo.
Tin tức, báo chí hàng ngày cũng là cành, nhánh lá của giáo lý nhân quả. Muốn không vi phạm thì ta hãy cố gắng thực dụng hàng ngày tốt hơn. Chính là ngừa bệnh hơn trị bệnh vậy. Chúc các bạn tinh tấn và thực hành cho thật tốt.

Thân ái. TN
http://sites.google.com/site/layphat/dao-doi

Diễn đàn: http://thiennhan.freeforums.org/

http://phapcu.wordpress.com/



Geen opmerkingen: