woensdag 7 april 2010

Tri Nhơn

Tri Nhơn Pháp Cú luận
(Bài làm số 13)

I. Mở đề:


Tri nhơn tri diện bất tri tâm: Biết người biết mặt không biết tâm. Là lòng người sâu kín khó lường, Ngoài mặt thì mừng mừng rở rở, trong lòng thì nghi ngờ đủ thứ. Họ gần người nghèo thì sợ hao tốn tiền bạc, gần người giàu sang thì sợ khinh khi. Vì lòng tự trọng có khi thái quá. Sẽ mất đi cơ hội thân thiết bình đẳng.

II. Nhập đề:

Tâm lý học Âu Mỹ thì con người có những đặc điểm tâm lý sau đây:

1. Ai ai cũng nghĩ đến quyền lợi bản thân (quyền lợi vật chất và quyền lợi tinh thần) mỗi khi phải chọn lựa hành động.

2. Ai ai cũng sợ bị người khác khước từ và thích được người khác đón nhận. Khi cái “sợ” quá lớn, có người tìm cách lẩn tránh để khỏi bị thất bại, chẳng hạn như không đi xin việc nữa để khỏi bị bác đơn, không dám tỏ tình dù thiết tha với tình yêu vì sợ không chịu đựng nổi sự khước từ v.v.

3. Ai ai cũng thích mọi người đề cập đến những vấn đề liên quan đến bản thân mình. Những nhà hùng biện đã lợi dụng điểm này để kích động quần chúng tham gia thực hiện những điều mà họ mong muốn.

4. Con người thường hành động vì những lý do thầm kín, chẳng hạn như một chính trị gia hô hào mọi người yêu nước, yêu dân tộc để thỏa mãn những tham vọng cá nhân. Vì vậy người xưa có câu: “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô”, nghĩa là sự thành công của một tướng lãnh là do hàng vạn người chết oan.

5. Ai ai cũng mang một mặt nạ xã hội. Sự thực này chắc chắn bị các nhà đạo đức giả phản đối dữ dội, chẳng qua cũng chỉ vì quyền lợi của họ mà thôi, họ khó lòng lừa gạt được người khác nữa! Xã hội nào thì cũng có những ràng buộc, những tập quán, những luật lệ riêng; để tồn tại trong xã hội, con người phải chọn một mặt nạ mà theo ý cá nhân của mình là phù hợp nhất, chẳng hạn như “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” hoặc là “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” v.v. ( Còn người biết tự trọng hình thức cũng tương tự nhưng khác về mặc nội tâm. “Chánh kiến, thiện”).

Nhận thức về những đặc điểm đó không những giúp chúng ta hiểu rõ người khác hơn mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân mình, một bước dài trong sự làm chủ được tình trạng tâm lý của bản thân mình.

Nhưng những đặc điểm đó chỉ phản ảnh được phần xấu của con người. Nếu chúng ta dùng cái “thước” đó để đo lòng người thì chúng ta có thể dễ dàng thành công trong việc đấu tranh với người khác,

Lời bình: Do đó người đời thường thấy điểm xấu hơn điểm tốt. Nếu ta là người học đạo thánh hiền thì phải nhận thức, Nhìn được điểm xấu, mới soi lại mình và loại bỏ ra, nhìn cái xấu để nhận thức được cái tốt của đạo là cao cã.
Phải nên biết người đời đều có cái tốt của riêng họ, thí dụ: Xấu với người, nhưng tốt với họ hàng thì sao. Ngược lại nếu cái chân ta bì què, xấu xí chẳng lẽ ta ghét nó. Nên người học đạo không nên chỉ trích chê bai, thì mình cũng giống như họ thôi. Mà cần tìm cái tốt, và thành thật khen, và đề cao cái tốt thì mới gọi là người có tâm giác tha. Trong đạo Từ bi hỹ xã.

Trong sự giao tiếp hàng ngày với người chung quanh, có người dễ dàng thành công, có người gặp toàn những phản ứng bất lợi.

Sự khác biệt đó không phải là không có nguyên do rõ rệt: phản ứng của người khác đối với mình chẳng qua là sự phản ánh của cách giao tiếp của bản thân mình.

Ai ai cũng có một cách giao tiếp riêng, nhưng theo các nhà tâm lý học Âu Mỹ thì người ta có thể xếp vào một số loại sau đây để có thể hiểu rõ hơn về cách giao tiếp của mọi người cũng như của chính bản thân mình:

Những người thường có tánh xấu:

1. Loại phòng thủ. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “phòng thủ” , luôn luôn lo sợ bị người khác tấn công. Mọi người thường thích tránh xa những ai sử dụng loại giao tiếp này, vì vậy những người này hay than phiền về sự lạnh nhạt của người đời.

2. Loại sợ sệt. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “sợ sệt” luôn luôn chấp nhận phần lỗi về mình. Họ tự coi như nhân viên thừa hành của mọi người. Chúng ta có thể quan sát loại giao tiếp này của một số ít người Việt có mặc cảm thấp kém khi giao tiếp với người da trắng (phải chăng vì 100 năm đô hộ của giặc tây?).

3. Loại vua chúa. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “vua chúa” vừa kiêu ngạo, vừa ích kỷ, luôn luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ. Mọi người thường ghét ngầm loại này và chẳng chút xót thương khi họ gặp việc khó khăn.

4. Loại hời hợt. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “hời hợt” đon đã nói cười để mọi người biết đến mình, làm bộ tự phê bình để mọi người chú ý, không bao giờ suy nghĩ trước khi nói. Họ không tế nhị và không có cá tính riêng biệt.

5. Loại độc tài. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “độc tài” muốn kiểm soát sự suy nghĩ cũng như cảm xúc của người khác. Họ tiếp xúc với mọi người chỉ có mục đích để đạt được những gì họ muốn. Họ thường bị cô lập và cô đơn.

6. Loại bi kịch. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “bi kịch” luôn luôn thổi phồng những chuyện nhỏ nhặt thành những bi kịch lớn lao. Mọi người đều mất tin tưởng đối với những người giao tiếp theo loại bi kịch.

7. Loại nạn nhân. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “nạn nhân” không bao giờ chịu nhận trách nhiệm của họ đối với mọi hiện tượng xẩy ra cho họ. Họ cho rằng họ không phải là nhân tố, không phải là kẻ cộng tác, cũng chẳng phải là người thụ hưởng các thành quả của các hành động. Họ tự coi như bị bắt buộc sống trong bể khổ và những sự khổ đau đó là do kẻ khác gây ra cho họ. Họ thường thụ động, thiếu kiểm soát và không có khả năng vượt các trở ngại.

8. Loại biết hết. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “biết hết” tự cho là mình thông thái, mổ xẻ từng hoàn cảnh đến mức nhàm chán. Sự phân tích quá mức làm cho mọi người chung quanh chỉ muốn xa lánh họ.

9. Loại rỉ tai. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “rỉ tai” thích thì thầm vào tai người khác những chuyện mà họ nói là chỉ có họ biết. Không ai tin tưởng những người này. Trong khi cố gắng tìm cách để thân mật và được người khác tin tưởng, họ đã làm mất niềm tin của mọi người đối với họ.

10. Loại ba phải. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “ba phải” luôn luôn trả lời về mọi đóng góp, mọi giải pháp của người khác bằng một câu: “đúng, nhưng mà... ” , và tiếp theo là những lập luận để bác bỏ mọi đóng góp, mọi giải pháp của người khác. Họ làm cho người khác bị bực bội và rồi chính họ bị bực bội.

11. Loại trì hoãn. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “trì hoãn” gặp việc gì cũng nói để mai sẽ làm. Loại người này không thực tế, không muốn giải quyết các vấn đề của bản thân. Mọi người chẳng ai muốn giúp đỡ họ vì biết rằng giúp cũng vô ích mà thôi.

12. Loại giấu giếm. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “giấu giếm “ luôn luôn giấu giếm một chuyện nào đó. Khi người khác tìm cách lật tẩy thì họ càng giấu giếm kỹ hơn. Mọi người mất tin tưởng ở họ và không muốn có những thân tình với họ.

13. Loại tráo trở. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “tráo trở” thay đổi thái độ quá mau, ai tâm tình với họ hôm trước thì hôm sau đã thấy hối hận tại sao mình lại dại dột quá tin người. Họ làm cho mọi người sợ họ và mất tin tưởng.

14. Loại không tưởng. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “không tưởng” muốn áp đạt cho mình và cho người khác những mục tiêu không thực tiễn, không phù hợp với cuộc sống hiện thực chung quanh, nhất quyết đóng vai ngây thơ vô tội, bất chấp cả những quy luật đơn giản trong đời sống.

15. Loại toàn hảo. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “toàn hảo” luôn luôn cho là mình hơn người khác, luôn luôn có thái độ kiêu ngạo, ngang ngược. Nhưng trong cuộc sống thực tế không có gì là toàn hảo cả, người xưa đã có câu “nhân vô thập toàn” nghĩa là ở trên đời không có ai là toàn hảo cả, chân lý đó ngày nay vẫn đúng và sẽ còn đúng mãi trong tương lai. Vì vậy những người đó không bao giờ đạt được mục tiêu của họ, luôn luôn cảm thấy bứt rứt, ít khi nào được thoải mái tươi vui.

16. Loại thảm họa. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “thảm họa” luôn luôn cho rằng họ biết rõ ngày tận thế sắp đến. Đối với họ, ở nhà cũng như ở sở làm việc, trong kinh tế hay trong thời tiết, thảm họa luôn luôn sắp đến. Cuộc sống của họ luôn luôn vội vã, lo âu. Cảm xúc thái quá của họ làm những người chung quanh khó chịa và mệt mỏi.

17. Loại cằn nhằn. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “cằn nhằn” không bao giờ bằng lòng với bất cứ chuyện gì, luôn luôn than thở, nóng quá, lạnh quá, mệt quá, xa quá, khó quá v.v... cuộc đời bất công, không ai biết đến nhu cầu của họ, không ai lo lắng cho họ, họ bị phân biệt đối xử, bị bạc đãi. Họ hết cằn nhằn đến than thở, hết than thở đến cằn nhằn. Mọi người chung quanh chỉ muốn họ câm miệng lại.

18. Loại buôn tội. Những người giao tiếp với người khác theo kiểu “buôn tội” hiểu rằng nếu tạo được cho người khác có mặc cảm tội lỗi là có thể điều khiển và kiểm soát người khác được. Dù bạn đối xử thế nào thì họ cũng đóng vai bị tổn thương nặng nề để bạn có cảm giác là đã phạm tội hay xấu hổ về hành động của bạn.

Và trong Phật học gọi là Mười món Kiến hoặc là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, (Là ngũ Ðộn sử). Còn Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Tà kiến. (Là ngũ Lợi sử là những món phiền não rất lanh lẹ, dễ sanh khởi mà cũng dễ trừ bỏ).

Lời bình:

Cách phân loại nói trên giúp ta nhìn thấy cái sai của mình cũng như cái sai của những người chung quanh.

Trong sự giao tiếp với mọi người, nếu chúng ta dùng cái “thước” đó để đo lòng người thì chúng ta có thể dễ thành công trong sự đấu tranh với người khác, nhưng chúng ta sẽ rất khó thành công trong sự mưu tìm hạnh phúc. Chẳng lẽ ta sống hàng ngày là để “Vạch lá tìm sâu”. Thì tới bao giờ sẽ hết sâu, do vậy biết được những người xấu tánh đó, thì ta độ lượng tùy theo mức độ nặng nhẹ mà tiếp xúc.

Nếu trong sự giao tiếp giữa người với người chỉ có những loại đó thì chúng ta chỉ thấy con người là xấu xa. Thực ra trong sự giao tiếp giữa người với người cũng còn những loại tốt đẹp, (không kể những trường hợp đạo đức giả), chẳng hạn như:

- Chỉ dẫn cho người khác.

- Giúp đỡ người gặp khó khăn.

- Hành động bác ái, từ bi.

- Hành động hy sinh cho kẻ khác.

- Ðem lại hạnh phúc cho người khác.

- Cảm hóa người tội lỗi cải tà quy chánh.

- Ðặt quyền lợi của loài người lên trên quyền lợi cá nhân.

- Ðặt sự tự trọng cao hơn sự chối từ hay đón nhận của người khác.

- Lấy sự khiêm tốn làm niềm vui trong tâm hồn.

- Ðặt những quy luật thiên nhiên và xã hội cao hơn những ý nghĩ thầm kín cá nhân.

- Hòa mình với những người chung quanh nhưng vẫn giữ được giá trị tinh thần của bản thân.

Thì ta cần nên kết bạn. Vì đồng bệnh tương lân, có cùng hoàn cảnh, và dể thông cảm cho nhau.

Từ mấy ngàn năm nay, người ta đã suy nghĩ về bản chất con người. Có những triết gia cho rằng: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” nghĩa là khi mới sinh ra là con người đã mang tính thiện.

Có triết gia lại cho rằng: bản chất của con người là ích kỷ, luôn luôn thủ lợi cho bản thân mình. Biết bao nhiêu nghiên cứu, biết bao nhiêu tranh luận, nhưng cũng chưa bao giờ con người hoàn toàn đồng ý về bản chất của chính mình.

Nhưng đối với người thường dân thì câu chuyện lại rất đơn giản, ở bất cứ nước nào, ở bất cứ thời đại nào mà chẳng có kẻ xấu, người tốt, kẻ ác, người hiền lành.

Ngay trong bản thân một người thì cũng có cái xấu cái tốt, cũng có khi hay khi dở, lúc thiện lúc ác.v.v.

Vậy bạn đã hiểu và phân tách tánh của người và tánh của ta rồi. Tất nhiên trước khi tiếp xúc ta cần phải có lòng tự trọng. Là đừng để cho người nghi mình, hay mình nghi người, hay cã hai đồng nghi ngờ với nhau thì không đúng với tinh thần tiếp xúc, giao thiệp.

III. Chánh đề:

Trong ngũ độn sử “Nghi” đứng hàng thứ năm của tập đế. Rất khó khai trừ, người học đạo còn tánh nghi mình không đủ kiên nhẫn, nghi Pháp không hay, nghi Thầy không giỏi thì cũng không bao giời thông suốt Giáo-lý Phật.

1. Hãy đừng để người nghi mình!

Trong thời Ngài còn thị hiện cũng đã thực hiện và đã thuyết 32 già nạn, kẽ nào vi phạm thì sẽ phạm tội “Việt tỳ ni”. 1.Hủy hại tịnh hạnh, 2 Trộm Pháp, 3 Lừa đảo, 4 Phạm tội ngũ nghịch, 5 lưỡng tính, 6 Trẻ quá, 7 Già quá.v.v. Xem lại Ác già nạn. Dịch thực Thích Phước Sơn.

Ngoài đời tuy rằng ta chưa phải người xuất gia, nhưng phải khéo tự trọng cả trong lẫn ngoài. Tự trọng phương diện bề ngoài, cách ăn mặt, đi, đứng, nằm, ngồi phải hợp với xã hội,

Tự trọng phương diện trong lòng, khéo hòa hợp với người thấp hơn ta, cẩn trọng lời nói với người cao hơn ta.

Tự trọng bản thân. Nhưng nhiều khi còn phải bị tội vu oan. Xem bài Cổ học tinh hoa dưới đây.

Tăng Sâm Giết Người

Ông Tăng Sâm ở đất Phị ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.

Một người hớt hãi chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người." Bà mẹ nói: "Chẳng khi nào con ta lại giết người." Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người." Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi.

Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người." Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.

Lời Bàn:

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn.

Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã có cùng một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trông con chó thành con cừu. Đến như giữa chợ, làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là!

Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.

Lời bình:

Không có gió, làm sao có bảo. Tất nhiên là có, Nhiều lúc chúng ta không nhận ra. Rồi bị vu oan. Muốn không bị bi oan. Thì cố tránh chuyện thị phi (Thí dụ: Không muốn bị oan về trộm vàng bạc, thì đừng rằng nơi vàng bạc, Không muốn bị oan về tình, thì đừng liếc mắt, đưa tình, hay lời lẽ nói chơi thì cũng không được). Còn về hình thức bề ngoài như thân hình quá xấu xí, hay tàn tật hoặc quá đẹp cũng thường bị hàm oan. “Vì kỳ thị của thị phi” Như người đời cũng thường nói “Hồng nhan bạc phận”.v.v. Lại còn nửa bị ảnh hưởng về tánh nết, hoặc tiếng nói, ngôn ngữ, âm thanh.

Tóm lại tất cã đều có thể xẩy ra trong xã hội. Do đó nếu không hiểu được mình để tránh thị phi, thì dể bị hàm oan là vậy.

2. Hãy đừng để mình nghi người.

Nếu nhà mở cửa thì sẽ có kẽ trộm viếng, Nếu không bán rượu thì sẽ không có người say. Vì thế về vật chất tiền bạc phải cẩn trọng cất giữ, thì không nghi ai, lỡ có mất thì đành chịu nếu là việc không quá lớn.

Về tình cảm cũng vậy phái nữ gần phái nam sẽ sanh ra quyến luyến, Hoặc cử chỉ hành động, ăn mặc hở hang.v.v. Nên người xưa thường nhắc nhở. “Nam nữ thọ thọ bất tương thân”. Là vậy.

Tóm lại tất cả về phương diện nào cũng phải “Ngừa bệnh hơn trị bệnh” là tốt hơn.

3. Người nghi mình, mình nghi người!

Trọn mặt gởi vàng”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.v.v. Muốn cã hai tránh cái “Nghi”. Thì đừng nên gần người xấu, bạn xấu mà kết bạn chắc ăn hơn.

IV. Kết luận:

Biết những hạng người có tánh xấu là để ngăn ngừa, có thể giúp họ hoàn thiện thì tốt , còn như không thể thì đừng khinh khi. Nên biết rằng, không ai là hoàn thiện.

Nước trong không cá, Cây thẳng dể gẩy, người khôn ít bạn là vậy.
http://sites.google.com/site/layphat/tri-nhon

Diễn đàn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/


Geen opmerkingen: