woensdag 7 april 2010

Chơn ngã Pháp Cú luận

Chơn Ngã Pháp Cú luận.
(Bài làm số 08)
I. Lời mở đầu:



Kinh điển nam tông nhiều, mà kinh điển bắc tông Phật-giáo cũng nhiều. Nếu chúng ta tìm đọc cũng phải mất dài ba năm. Còn như muốn học hết chưa chắc cã đời sẽ hết. Chớ đừng nói là y pháp phụng hành. Trong khi chúng ta còn đầy ấp thấp tình, lục dục, Còn tham sân si ngã mạn, ác kiến rất nhiều. Tự mình cũng thấy đều đó.


Nếu chạy theo hình bóng của tướng ngã thì bao giờ mới tu sửa thân tâm!


Trong Phật học. Chữ khổ là do ái sanh, Nếu đoạn khổ, thì tìm gốc của ái mà nhổ bỏ đi. Là tu sửa. (Góc của ái chính là sự sinh hoạt hàng ngày ta sống đây.) Vì vậy…


Tìm một quyển kinh để học thật không dể dàng như ta tưởng. Cho vừa với trình độ kiến thức, và phương tiện trong cuộc sống hàng ngày.


II. Mở đề.


Là đệ tử Phật dù là theo Bắc Tông hay là Nam Tông thì đều phải y theo Kinh Luật Luận. Làm sự nương tựa để Tu Hành.


Ngài Lục Tổ xưa kia nghe Đức Ngũ Tổ Giảng Kinh Kim Cang.
Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác đọc Kinh Duy Ma Cật.
Tổ Trí Khải Đại Sư ngộ Kinh Pháp Hoa.
Chư Tổ Tịnh Độ từ Sơ Tổ là Ngài Huệ Viễn cho đến Ngài Ấn Quang thì không ai không trì tụng Kinh A Di Đà cả.
Trong Mật Giáo Tây Tạng thì Chư Tăng 6 thời Trì Tụng Kinh Luận. Mà ngộ chơn tánh.


Kinh Luật Luật chỉ là Phương Tiện để giúp tu hành tìm ra chơn ngã tánh.


Nhưng mà khi nào hành giả còn Chưa Chứng Ngộ Bản Tánh thì vẫn phải nương nơi Kinh Luật Luận để làm thước đo cho việc tu hành.


III. Nhập đề:


Nhưng ngày nay muốn học theo các chư tổ Thiền, cần học kinh Kim Cang, hay tổ Tịnh độ phải là kinh A Di Đà. Nếu chúng ta không đủ phương tiện và trình độ thì sau!


Các bạn đọc nên suy ngẫm lại xem. Rồi hãy tìm hướng đi cho mình.


Riêng kinh Pháp Cú thì không cần phải phương tiện, kiến thức, mà là đạo đời đi đôi. Thấy dể thì cũng dể, còn thấy khó cũng rất là khó. Tùy vào sự nhận xét của học giả. Tự mình minh tâm, kiến tánh. Là tất cã trong tâm kinh này.


Người tri thức chỉ cần ngộ được một bài kệ cũng đủ cả cuộc đời tu hành. Nên ở đây còn gọi là Chơn ngã Pháp Cú tâm kinh. Không hơn, không khác.


Chơn ngã Pháp Cú luận ngày nay là nguồn gốc trong kinh Pháp Cú. Không đi ra phạm vi kinh luật luận. Từ Giới, Định, Tuệ mà thành, từ văn tư tu mà lập thành.


Kinh Pháp Cú là quyển thứ hai trong Tiểu bộ kinh, thuộc Tạng kinh trong hệ PaLi. Chính là lời nói từ nơi kim khẩu Ngài xuất phát, trong thời Ngài còn thị hiện ở cỏi trần.


IV. Chánh đề:


Về đề tài này vẩn nói về kinh Pháp Cú. Như bạn đọc không có chủ tâm học. Thì cùng nên xem qua một lần tường tận. Có phải Pháp Cú kinh là Chơn ngã kinh không! Cái xã hội ngày xưa, có khác hơn ngày nay không!


Kinh Pháp Cú, thấy dể là sao!


                - Về Nghĩa thì ngắn gọn, bình dân. Xem sao, hiểu vậy.


               - Về Pháp thì sâu sắc, có khi một bài kệ chỉ hai câu, 16 chữ. Nhưng chúng ta phải thực hành cã đời.


               - Về Từ (văn) đơn giản, hiểu ngay, đạo đời không khác. (Nếu như bạn không chấp về tướng. Thì nên tự lựa chọn một tác giã riêng cho mình.)


                - Thuyết (lời giảng). Không có một nhà tâm lý học, triết giả, hay giảng sư nào khác hơn kinh Pháp Cú này.


Kinh Pháp Cú, thấy khó thật là khó! – Không thể luận bàn, Bởi ai biết thì mới thấy là quí, hay khó.


Chánh đề sau khi chúng ta tìm hiểu qua cách thức để chọn kinh, và xem kinh Pháp Cú, học và đang áp dụng. Thì mới biết chân thật giá trị ngàn vàng của quyển kinh này.


Tuy rằng không nghe truyền thuyết có vị tổ chứng nghiệm qua kinh này. Nhưng hầu như bên Nam Tông Phật-giáo đều phải biết qua. Và cho tới ngày nay.

V. Kết Luận:


1. Bạn chọn được một quyển kinh cho bạn thì không phải dể.


2. Về quyết nghi chấp và tin tấn cũng khó phân biệt, cần phải ra công (Thiền- định, và luôn luôn Tỉnh-giác. Nên cũng không phải dể.)


3. Học một luận mười, tuy chậm nhưng chắc. Tránh bị lầm, và uổn phí thời gian.


Không thành Phật được, nhưng trong đời này ít nhiều cũng vơi đi phần đau khổ, và tìm được hạnh phúc cho mình, cho người chung quanh, và cho đời.


4. Cuộc sống người tại gia khác người xuất gia, người mạnh khỏe khác người đau ốm thì làm sao biết được cái khổ của người khác.


Nên học xong chỉ là lý thuyết, khi gặp việc thì chúng ta không đủ bình tình phán xét đúng việc, thiện hay ác. Tới khi đã lỡ lầm hoặc làm ác rồi có sấm hối chi nữa cũng muộng rồi.


Nên cần phải trắc nghiệm ý mình có tu sửa được không. Sau đó là thực thi trong đời sống hiện nay. Là thực hành theo, học theo giáo pháp trong kinh này vậy.


Nhận xét trong quyết nghi luận bàn như sao!


Giáo lý kinh điển không bao giờ sai, Lời Phật nói không bao giờ lầm, Nhưng con người theo đạo, thực hành đạo không đúng mới bị lầm. Lầm mà không biết mình lầm, vì không phân biệt được giữa sự kiến học và tuệ học!


Chúng ta đây cũng vậy, chỉ là lý luận bàn suông về kiến học, cho nên không bàn sâu vào những gì chúng ta không thấy, không biết. Khi hiểu là mình sai thì có sấm hối cũng là sự muộn màng.


Kiến thức của người là do người tự học mà thành. Nên có phân biệt cao thấp.


Còn tuệ học lo do sự chứng ngộ từ nơi thiền định. (Trong tướng vô ngã mà có). Không phân biệt theo sách vở, chữ nghĩa mà người đời diển tả.


Quyết nghi:


Giữa người chấp kinh và người tin tấn kinh điển!


Người chấp kinh và người tin tấn kinh điển cã hai đều muốn đời thêm tốt đẹp cùng một ý nghĩa với nhau. Nhưng việc thực hành thì khác nhau, như là mở, úp bàn tay vậy. Nên sự chấp và tin tấn cũng khó phân biệt là…


Chúng ta cùng là con Phật, cùng nhau biết giới thứ tư trong ngủ giới. Là không được nói dối, hoặc kêu người khác nói dối để lợi mình.


Nhưng người chấp kinh thì cũng gần giống nói dối vậy. (Vì nói sai chánh đề, không khéo dùng phương tiện, Thực hành theo kiến học riêng. Nên thành nói dối mà không biết mình dối. Cũng là một tội lớn sai lầm giống như là phỉ báng giáo lý Phật. Hay nói cách khác cũng giống như người cầm viết thì tội nặng hơn người cầm súng là vậy.)


Còn người tin tấn kinh điển, Là chỉ mượn giáo lý kinh điển để áp dụng vào đời sống cho mình, cho người kế bên mình và cho đời thì mới thật sự là tu tâm, sửa tánh. Sự thực hành theo giáo lý tương tự như mượn thuyền qua sông. Rồi phải đi tiếp. Đi tiếp từ một người hiền lương, hiền nhân, cho tới thành thánh nhân, bậc la hán, hay tận cùng là quả vị Phật.


Sự sai biệt giữa người chấp và tin tấn kinh điển!
1. Chấp kinh. 2. Bảo thủ kinh. 3. Sùng kính hay mê tính. 4. Làm mất lòng tin.


1. Chấp kinh. Chấp đây còn gọi là si. Như người đời sống theo thú vui vật chất. Khi là người kinh danh, thì nói chuyện kinh danh. Người có danh quyền thì nói chuyện danh quyền.v.v. Khi ta nói chuyện gia đình. Thì người cho là không hợp!


Còn người chấp kinh cũng vậy. Tôi theo Tịnh độ, học kinh Tịnh độ. Ai nói kinh Thiền hay mật cũng không hợp.
Lại nửa từ chấp kinh, rồi tới chấp soạn giả & người dịch kinh, nơi xuất xứ. Hoặc chấp luôn cã từ ngữ.v.v.


Mê mờ càn thêm mê mờ. Nặng thêm nửa, xem kinh xong rồi, tưởng đâu là mình đã chứng ngộ. Thành Thánh, Thần. Gặp ai hỏi tới kinh mình, thể như trúng tửu, thì nói như két. Sự thật chỉ biết học thuộc lòng, hoặc sao chép lại rồi đem ra dạy người khác. Chính là người nhép theo từ ngữ kinh, túi đựng kinh không hơn, không kém.


Người tin tấn kinh điển chỉ khác một ly về trình độ kiến học. Thí dụ: Tôi theo Tịnh độ. Chấp cõi Tây Phương là có thật, chấp lục tự là bất biết không thể thay thế bằng tên Phật khác. Chấp Tín, Hạnh, Nguyện không bao giờ sai. Nhưng họ không thụ động bao nhiêu đó là tu được rồi. Họ truy tìm các nguồn gốc từ nơi Tín, Hạnh, Nguyện. Thế nào là tiêu cực, hay tích cực. Sau đó quay trở vào nhơn ngã tự tâm mà thực hành. Chính là lời Phật dạy. “Biết ta, không hiểu ta, là phỉ báng ta”.


2. Bảo thủ. Trong Phật học. Gọi là Si mê, hay Si. Thí dụ người có tâm chấp ngã do lòng tham, sân không hiểu rõ chánh tà, không đủ kiến học. Giống như lửa rơm. Nếu gặp được minh sư, hay có căn lành tự học được nơi kinh kệ mà tự minh tâm, kiến tánh tự sửa lại thân tâm.


Còn người đã có tâm si, giống như bệnh nội khoa, hết thuốc chửa (Vô minh thức) Tức là họ đã nghĩ. Ý họ đúng, các hành động họ làm hoàn toàn đúng. Nên dù có Tổ hiện xuống dạy, họ cũng không nghe. Ví như lửa than.


Thí dụ: Họ nghĩ pháp môn Thiền đang học là tối cao, kinh họ học là tối thượng. Nhưng căn cơ (trí thông minh) không có. Mà cố chấp theo học, 10 năm, 20,30 hoặc hết cuộc đời. Nặng thêm nửa, người việt không học kinh dịch chữ việt, mà theo kinh với từ ngữ nho, nôm, hán tự, Pali.v.v. Nên có thành công, thì cũng mất hết thời gian.


Nhưng người tin tấn cũng có tâm si tương tự là. Cho dầu là kinh tối thượng họ cũng không học, vì họ tự biết không đủ trình độ. Chẳng thà học kinh chữ việt, chẳng thà lựa kinh dể mà có lợi ít cho trình độ tu sửa thân tâm.


Cho nên biết mình có tâm này hay không, cần phải xem lại sách, chuyện, kinh Thiền Tông nói về phá chấp, và duy thức học để biết nguồn gốc do đâu mà bảo thủ.


2.1 Sự bảo thủ tôi. Tôi rất thích Thiền Tông, nhưng không thể vì không đủ kiên nhẫn ngồi Thiền, không có thời gian vì cuộc sống nên không học.


Hiện tôi theo Tịnh độ, chuyên về Niệm Phật. Nhưng không thể nào học vô được kinh A Di Đà và các kinh khác tuy rằng rất thích, nhưng không có hợp duyên nên không học. Hàng ngày có thời gian thì. Lạy Phật, Niệm Phật mong thời gian huân tập sẽ từ từ thành thói quen Niệm Phật, sau là Lạy Phật cho bớt đi tâm ngã mạn. Nên có lý do tại sao mà bảo thủ. Không theo lời của các thầy dạy bảo.


Theo bắc tông Phật giáo, lại học kinh Nam Tông Phật giáo tại sao! - Giống như vừa nói ở phần trên. Và tôi cũng không lựa thầy dịch có tiếng tăm. Trong khi mình không học được. Nên nay đã chọn kinh dịch thuật của cư sĩ Thiện Nhựt. Nói đúng hơn là học lấy giáo lý xã hội thời Ngài còn là Thánh Nhân ở cỏi Ta-bà. Để áp dụng vào xã hội, cuộc sống của tôi ở ngày nay.


Cái bảo thủ sau cùng là tự biết mình không có trình độ kiến thức văn hóa mà vẩn làm, vẩn viết. Giống như múa rều qua mắt thợ. Ngốc mà đòi học khôn.


Lý do là hiện tôi chưa gặp được minh sư chỉ dạy! Nên mới ngốc.
Vả lại muốn đem cái hiểu của mình muốn làm sáng tỏ cái sai lầm học đạo của người đời (thường) mới.
Nên đã cố gắng dùng tâm suy nghĩ ra mà viết. Biết ngu mà vẩn làm.


3. Sùng kính hay mê tính: Sùng kính Kinh là người biết các kinh điều có sự lợi ít riêng của kinh. Nên biết mà sùng kính.


Mê tính kinh là người không biết các kinh điều có sự lợi ít riêng của kinh hoặc muốn học nhưng lại không hiểu. Mà vẩn thỉng về đầy nhà để thờ cúng. Có khi còn các ngôn ngữ khác không thể nào đọc được, học được. Thành mê tính vì không biết giá trị của kinh. Giống như nhà có vật quí mà không biết tận dụng vậy.


Nói một cách khác, người sùng kính là biết được nội dung của kinh hợp với mình và theo đó tu tập, chớ không phải tên kinh, người dịch, nơi chốn.


Cái biết của người trí là tâm kinh, cái biết của người mê tính kinh là chữ, tiêu đề, xuất xứ và người dịch kinh.


4. Làm mất lòng tin! -Thí dụ: Về tiểu sử và nguồn gốc kinh, Viết không ràng rẽ, có khi còn sai, nơi thời gian, nơi phát nguồn. (Hoặc nhiều người phiên dịch cùng một kinh tất nhiên có chổ sai biệt. Hoặc không có sự thống nhất kinh nào từ lớp A tới Z hay từ dể tới khó.v.v.)


4.1 Phật giáo chỉ là một, Nhưng đã chia ra nhiều tông phái!


Kinh Pháp cũng vậy. Kinh Bắc Tông không biết kinh Nam Tông, Kinh bên Tịnh độ khác hơn, Kinh bên Thiền Tông khác, Kinh bên Mật độ tông.v.v.


Làm lòng người cũng có sự khác biệt, rồi từ sự khác biệt sanh ra chấp ngã. Từ sự chấp ngã sanh ra mất lòng tin với nhau. Thử hỏi người đời làm sao biết nơi nào là gốc, chốn nào là ngọn.


Tóm lại lòng tin không phải là mê tín. Phải chứng minh bằng thực thể có thật, minh chứng, đem lại sự lợi ít cho đường tu, cho mình, và cho mọi người nói riêng. http://sites.google.com/site/layphat/kinh-phap-cu-1

Và đây là diễn đàn riêng của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/
 http://phapcu.wordpress.com/


Geen opmerkingen: