maandag 21 juni 2010

Tu tâm dưỡng tánh

Hai mươi bài tự luận cho hàng cư sĩ.
24 giờ Tu tâm dưỡng tánh. (Bài làm số 01)

I. Lời mở đầu:
Tu tâm dưỡng tánh, là một việc làm hết sức hợp lý cho nhân loại, mà ai ai cũng dể dàng làm được. Không cần phải có trí thức thâm cao hay chữ nghĩa thấp kém hoặc người xuất gia làm được mà người chưa xuất gia không thể làm được.v.v.

Người biết tu tâm dưỡng tánh sẽ có cho mình một lối sống vui vẽ, lành mạnh, hạnh phúc. Cho mình, cho người kế bên mình, cho cã họ hành làng lối xóm và quê hương đất nước mình. Chính là tu tâm dưỡng tánh.

Ai ai cũng giữ tròn bổn phận đạo làm con, bổn phận làm cha mẹ, bổn phận thầy, trò. Làm tròn trách nhiệm thì sự sai lầm tình người sẽ bớt đi. Đó là tu tâm dưỡng tánh.
Nếu bạn là người thích đọc kinh điển Thánh Hiền, thích học đạo lý thì hãy bắc đầu ngay đi, chớ đừng để mai sao. Trong Phật luận, Các bậc Chí Thiện thường nhắn nhủ.

“Tu mà không học là tu mù, Học mà không tu là mọt sách.” vậy.

II. Mở đề:

Thật vậy! Tu Phước và Tu tâm cho người chưa thọ trì, hoặc đã thọ trì Tam-quy, Ngũ-giới rất dể dàng, không ra công, phí sức. Không tốn tiền mua. Mà lợi lạc thì vô hạng lượng. Thuận lòng trời, hợp với đạo. Người tốt thì ai ai cũng mến thương.

Người chủ nhân thuận với Thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì mau chóng làm giàu.
Kẽ sĩ biết Trung, hiếu, nghĩa là bậc hiền tài.
Gia đình ấm cúng hạnh phúc là nhờ biết luân thường đạo lý.
Hàng Sĩ, Nông, Công, Thương biết Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.(là Ngũ Giới) thì xã hội tốt đẹp, đất nước giàu sang. Là tu phước, tu tâm.

Trong thành ngữ, ca dao chúng ta thường nghe rất nhiều. Như là.

“Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là tu thân”.

Dựa đề bài 2 . Tu hành là một việc quan trọng nhất của đời người. Tác giả. Tỉnh Vân Đại Sư (Việt-dịch Thích Quảng Lâm) và bài 3 tiêu đề: Mỗi ngày một việc thiện. Tác giả Trần Đình Hoành. Thấy tu dể quá phải không các bạn.

Nhưng sợ tu phước sai lầm, giữ tâm không đúng thì làm sao!

III. Nhập đề:

Tu hành thấy dể thì thật là dể, còn khó thì thật là khó. Dể là chuyện làm phước đức như trên đâu có khó khăn. Còn khó là do tâm mình hay thay đổi “Trong Phật học “Tâm viên ý mã”. Giống như con dượng, con ngựa.

Thiện, ác do đó mà thay đổi chuyền miên. Vì thú vui vật chất, dục vọng. (Tình, tiền, tài, danh, vọng, thực.v.v.). Nên thấy dể mà là thật khó.

Muốn qua khỏi thắc mắc này, thì phải cần học thêm giáo lý. Tìm một quyển kinh cho hợp với trình độ, hợp với hoàn cảnh. Học từ dể đến khó (quanh trọng là thực dụng ngay đời sống). Nhưng cần phải có trí lực. Trí lực là tinh cần, nhẩn nhục, huân tập thường xuyên. Thì mới dể thành thói quen (Chính là rèn luyện thân tâm an tịnh). http://sites.google.com/site/layphat/

Và muốn biết mình có đạt thành thì phải thực thi thân tâm với chính mình và đối với người xung quanh ta có/không?- Chính khó nhất là “Thứ nhứt tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Là vậy.

Các bạn xem lại dựa đề bài Dung hòa giữa đốn ngộ và tiệm ngộ của Tiến sĩ Nguyễn Đức Diện. Xuy ngẫm lại lần nửa!- Ý xưa, nghĩa nay có ứng dụng trong bài này không!

- Có thể được. Chúng ta không phải là người xuất gia, thì sự ràng buộc gia đình, đời sống, xã hội rất nhiều. Thì thử hỏi làm sao hàng ngày, tọa thiền, tụng kinh, xám hối? – Vì thế dung hòa sự đốn ngộ và tiệm ngộ. Có thể bằng từ ngữ khác: Nội tu, Ngoại tu.

Ngoại tu: Chính là Tỉnh-giác (Bình tỉnh trong cuộc sống “Vui, buồn, giận, ghét.v.v.”) trong mọi hoàng cảnh. Cho mình đối với người, Người đối với mình và mình đối với chính mình. Phân biệt chánh tà, làm lành lánh dữ. ( Cũng gần tương tự. Trong Thiền có tên khác là: Thiền Quán hay Thiền minh sát).

Nội tu: Học tập giáo lý kinh điển ( Thì mới biết mình có thực là tỉnh giác hay mê giác). Thứ hai tự tìm thời gian thích nghi để huân tập. Coi đây là bổn phận (Xét lại xem: Ði làm để nuôi thân mạng còn bắc buộc phải làm. Còn huân tập để tìm sự an vui, đoạn khổ tại sao không làm được. Vậy cái nào nặng, cái nào nhẹ. Thì ta mới cảm nhận, hứng thú mà huân tập vậy).

Trong Kinh Pháp Cú.

Thật vậy! Thiền-định sanh trí-huệ,
Chẳng hành thiền trí huệ mờ phai.
Biết đường hai ngỏ. “Tăng cùng tệ”.
Hãy cố sao trí huệ tăng hoài.

Ngoại trừ thời gian học kinh điển trao dồi kiến thức, và Thiền-định lâu ngày để sanh tuệ thức. (Tuệ thức chưa hẳng phải là chứng ngộ, xin đừng vội sanh tâm ngã mạn thì uổng phí công tu hành).

Thí dụ: Tọa thiền, Niệm Phật, Trì chú, Tụng kinh, Xám hối, Lạy Phật hay kinh hành tất cả là Thiền-định. Cứ nghĩ tu được bao nhiêu thì tu. Có còn hơn không, thì mới thấy tu không có vì khó cã.

Dựa đề 4 Thư phản hồi của sự tu phước, tu tâm Tác giả Trần Đình Hoành, Có luận về Thiền-Tông, Tịnh-độ, Niệm Phật. Thì thật là không dể như chúng ta tưởng. Phải là người có căn cơ, kiến thức rộng sâu, có nhiều thời gian đòi hỏi. Chính là cách tu đốn ngộ của Thiền-tông Trung-hoa. Nếu chúng ta có thời gian hay đã xuất gia cũng nên theo hướng này mới mau lẹ hơn. Vậy tùy căn cơ, tùy sở thích của bạn. Chúc bạn nhiều thành công.

Nhưng chánh đề của bài này là học từ từ, rồi từ dể tới khó. Lâu vần thành thói quen thôi.

Tuy chậm nhưng chắc. Chắc là chắc chắn có hạnh phúc vui tươi trong đời này.

IV. Chánh đề:

Bài làm số 01 này quá dài, dựa bài đã mất hơn 9 trang, Nếu không có dựa bài thì không tìm được điểm tựa. Mong rằng các bạn hiểu cho. Chúng ta hãy thư giản một chút, rồi hãy quay trở lại.

Quí vị chuyên thuần về Thiền-tông, Tịnh-độ, Mật-tông, Thiên-tông hay các môn phái khác cũng nên xem qua cho biết. Vì tất cã bài tự luận viết về tôi, về các bạn chưa có chủ trương chọn pháp môn học, hoặc người mới bắc đầu học đạo. Cho nên bất luận về hình thức nào cũng có sai biệt. Cùng sự sai lầm. Chớ đừng hiểu lầm là phá đạo, đi ngược lại Phật-giáo ngày nay. Rất cám ơn, cho sự thành tâm này.

1.0. Tự luận bài thì quá dài. Nhưng thật sự chỉ có 3 đường lối Tu tâm dưỡng tánh ngắn gọn. Các bạn xem dưới đây.

1.1. Dựa đề bài 2 của tác giả Tỉnh Vân Đại Sư và bài 3 của tác giả Trần Đình Hoành, thì cũng đủ rồi. Không cần học thêm. Làm việc thiện cho mình vui, và người khác cũng là Tu tâm dưỡng tánh.

2.0. Nếu thích hợp học đạo lý, và tự rèn luyện kiến thức, và tuệ thức thì phải học thêm kinh điển và đường lối tu hành rèn luyện thân tâm.

2.1 Nội tu: Chính là công phu, rèn luyện, huân tu, hay huân tập đều cùng nghĩa của an trụ tâm. Chính là dĩa CD. Niệm Phật trong video Website Lạy Phật này. http://sites.google.com/site/layphat/

Một dĩa CD có 5 công dụng, là…

2.1.1 Bạn có thể ứng dụng vào Trì kinh, Niệm Phật.

2.1.2 Bạn có thể ứng dụng vào Xám hối, Lạy Phật, Niệm Phật.

2.1.3 Bạn có thể ứng dụng vào Lạy Phật, Niệm Phật, Dưỡng sinh.

2.1.4 Bạn có thể ứng dụng vào Kinh hành, Niệm Phật.

2.1.5 Bạn có thể ứng dụng vào Dâng hương, đãnh lễ, Niệm Phật.

2.2. Ngoại tu: Là chúng ta muốn luôn luôn tỉnh giác trong an định, học an định, Trước tiên phải xem, hoặc học thuộc lòng các bài kệ trong kinh Pháp Cú. Sau thì bạn tuỳ nghi tìm các kinh điển khác.

Vì Kinh Pháp Cú này, Chính từ Kim-khẩu ngài, Là Đức Phật Thích Ca, Khi ngài còn thị hiện ở cỏi trần, Ngài đã giáo hóa cho các hàng cư sĩ, tăng chúng xuất gia, tại gia. Trong mỗi bài kệ, là mỗi chuyện đời, đạo đã xẩy ra. Là một giáo lý xưa và nay đều thực tiển. Không có một nhà tâm lý học, khoa học, triết học nào khác mà không dựa vào.

3.0. Sự ứng dụng vào đạo/đời. Chính là chơn lý ái ngã luận. Có lẽ viết suốt đời cũng không xong. Phiền não của nhân loại nhiều lắm. Rất đúng trong lời nói của Trần Đình Hoành. Nhưng không biết khổ, thì sao đoạn khổ!

3.1. Quả của Khổ đế là Nhân của Tập đế (Trong 10 lậu hoặc phiền nào chánh là tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến).

3.2. Quả của Tập đế là Nhân của ái ngã. (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Là sự duyên khởi đầu trong Thập nhị nhân duyên.

3.3. Quả của ái trong văn từ, ngôn ngữ ngày nay là gì! Chính là chữ Tình. (Trong căn bản chữ tình: Là Tình cảm, tình thương, tình nghĩa, tình yêu.v.v.)

Nhưng nhân nó ở đâu? – Là bài làm số 20 Ái ngã luận. (Chưa hoàn tất). Dựa bài 4 của tác giả Trần Đình Hoành có khuyên. Là nếu bạn minh tâm, kiến tánh thì các phiền não chướng nay sẽ tự nhiên mất theo. Nhưng hàng ngày bạn còn phiền não thì hàng ngày bắt buộc phải nhổ từng cọng cỏ thôi. Vì hàng ngày bạn còn tiếp súc với đời, với thân tứ đại này.

V. Kết luận:

Tóm lại tu tâm dưỡng tánh, chỉ cần hiểu nhân quả. Thiện ác ở đời là đủ rồi. vui cho mình và cũng làm vui cho người chung quanh mình nửa.

Hai là muốn trao dồi kiến thức cần phải học đạo lý. Trước Thọ Tam-quy, Ngũ giới. Sau là Thông hiểu rõ Nội, Ngoại tu cã hai.

Ba là muốn đoạn khổ phải dùng dao trí huệ (37 phẩm trợ đạo), diệt trừ từng phần. Là Đạo đế. Là Nhân Thiện.

Bốn là bạn muốn mỗi ngày làm một việc thiện (Chính là bố thí). Tạo Phước. Thì cũng nên mỗi ngày tìm cho tự mình một cái sai lầm viết vào giấy http://phap-cu.blogspot.com/ hoặc chia ra hai phần Thiện và ác. Rồi lấy đó làm phương án học, xin đừng tái diển nửa (Chính là sửa tâm). Tự nhiên niềm vui, hạnh phúc sẽ đến. Thực hành thử xem! (Chính là Quả thiện của Diệt đế). (Trong bài làm số 19).

Năm là bạn chuyên thuần một pháp môn thì hãy cố gắng kiên trì. Nếu có đủ điều kiện, đủ thời gian. Ngoài ra bạn còn sống chung với đời, thì học thêm kinh Pháp Cú. Rất tốt.

Và đây là Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/ http://phapcu.wordpress.com/


Geen opmerkingen: