zaterdag 19 juni 2010

Tu Ý nghiệp

Tu Ý nghiệp, Quán sổ tức.
(Bài làm số 06) Tụng Kinh, Trì Chú, Niệm Phật, Lạy Phật, Tọa Thiền, Kinh Hành.

I. Mở đề:

Chào các bạn,

           Học giáo lý, tu tâm. Nếu khó hơn ngoài đời thì ai học được, Người đời ngày nay rất tiến bộ và văn minh hơn người xưa nhiều, truyền thông điện thoại, mạng Internet, cả lên trời còn lên được. Vậy tu về tinh thần tuệ giác khó lắm thay! Xem giải mã về thiền trong bài làm số 05. Thì sẽ biết tại sao, người đời có tiến bộ hơn người xưa không.

          Cái thường của ta là hay “Ðứng núi này trông núi nọ”, rồi bỏ cơ hội, hoặc không đủ kiên nhẩn. Do vậy các bạn đừng chú trọng học sẽ thành Phật liền, Hay nghĩ theo luận nghĩa tiêu cực. Có người tu mấy chục năm còn bỏ đạo. Các tổ còn tu cã đời mới giác ngộ. Muốn thành Phật thì phải tu trăm vạn kiếp mới thành Phật.v.v.

          Mà Phải nhìn đời theo sự tích cực, thì thấy đời rất tốt đẹp, đáng sống.v.v. Thì trong đạo cũng vậy. Thấy dể học, dể tu thì mới tu được.

          Tu ý nghiệp là phần rốt ráo (Là diệt vọng tâm) của Tu về Tinh thần tuệ giác. Cũng phải từ gốc tới ngọn. Nhưng người đời không có kiên nhẩn thì không thể thành công. Chính là Trí lực, là phải biết và thực hành thật rõ về Ngũ căn, (Ngũ lực Là sự kiên nhẫn tạo thành sức mạnh bền bỉ.) trong PHPT.

Ðức Thế Tôn dạy:

- "Cần phải quán Tín căn trong bốn Dự lưu phần (tín của bậc Thánh Tu-đà-hoàn)".

- "Cần phải quán Tấn căn trong Tứ chánh cần".

- "Cần phải quán Niệm căn trong Tứ niệm xứ".

- "Cần phải quán Ðịnh căn trong Bốn sắc Thiền".

- "Cần phải quán Tuệ căn trong Tứ Thánh đế". (Sđd. tr. 207)

II. Nhập đề:

        Con người biết suy tư, thiện ác, chấp hay vô chấp là do ngũ uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Hay trong cảm nghĩ, thì ta sống theo, còn gọi là Vô thức hay ý thức, tùy cho cái thích của ngũ uẩn vẩn vắt.

Sắc ám chỉ về thân, Thọ, tưởng, hành, thức nói về tinh thần.

Khái niệm về Duy thức học. Tìm hiểu về Căn, Trần, Thức, và tám giác trong con người.

Căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, (+ 3 giác là ý, Mạt na thức và A lại da thức). Duyên với.

Trần là các pháp (hay các tướng của cảnh, vật, người và cảm thọ của 8 gió, 4 đại) pháp sanh ra thức.

Thức là sự nhận biết, do 5 giác (gọi là ý thức, thức thức 6) và phát sanh ra Tưởng.

Tưởng là sự phân biệt tốt xấu.v.v., mà phát sanh ra thọ.

Thọ là sự chấp và vô chấp mới phát sanh ra hành.

Hành là làm trong sự vô minh thức do ngũ uẩn vẩn vắt, tốt, xấu không cần biết, miển ai đừng vi phạm tới cái “ta và của ta” là được. Là người chỉ nghĩ sự vật chất, hưỡng thụ.
Hành là làm trong ý thức, ý thức thì gồm có bốn, ý thức trong thiện ác, ý thức trong bất thiện, bất ác, ý thức trong thiện thiện, ý thức trong ác ác. Tất cã Hành sẽ tạo tác vào Mạt na thức, và giữ mãi trong A lại da thức.

        Tu ý nghiệp, trên nguyên tắc phải đi từng giai đoạn, Sự phân biệt thiện ác của ý chỉ là sự hiểu biết của kiến học (hay ngộ từng phần của người phát sanh tuệ giác).

       Giai đoạn hai phải hiện hữu của các pháp thiện trong mạt na thức. (Thí dụ: ta nằm mơ cũng luôn luôn thấy Phật A Di Đà, Hoặc luôn luôn thấy mình làm hành động thiện (là pháp hữu vi).

       Giai đoạn ba là Giác của các bậc chân tu. Thì trong A lại da thức không còn thấy pháp hữu ngã, vô ngã. Thiện ác nửa. (Cái biết như dòng suối chảy, cái biết của trí bát nhã, hay cái biết của Kinh Kim Cang).

Xem dựa đề Ngũ uẫn, vô ngã. Và http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=47&t=2934

III. Chánh đề:

          Trong chánh đề Tu ý nghiệp cũng thật đơn giản, ta chia ra làm hai phần về Ngoại tu, ta áp dụng thực hành căn bản theo kinh Pháp Cú, sau đó tìm hiểu thêm các kinh luật luận khác để hiểu về kiến học, và sanh ra tuệ học là tùy vào sở thích của hành giả, còn Nội tu (là Thiền-định) thì phải bằng phương pháp và dùng phương tiện. (Phương tiện ở trang website này là Niệm Phật Kinh hành).

          Các bạn chưa thật sự là Phật tử cũng nên xem, để hiểu thêm kiến thức về văn hóa Phật giáo. Như nếu muốn trở thành Phật tử đơn thuần, dù bạn muốn theo bên Thiền-tông, Tịnh-độ, Mật-tông hay Duy thức tông.v.v. Trước phải quy y Tam-Bảo, thọ trì ngũ giới. Và biết dâng hương lễ Phật, phát nguyện, hồi hướng. Và Thiền-định.

          Thiền-định chính là giới, định, huệ, chính là Tu ý nghiệp và cũng chính là Tu về nội tâm.

         Trong website này chỉ chuyên về Lạy Phật, Niệm Phật, tất nhiên nói về Tịnh-độ nhiều hơn Thiền-tông.

         Tịnh-độ tất nhiên bạn cũng phải am hiểu về tụng kinh, trì chú, tọa thiền.v.v. Nhưng Tụng kinh thì không phải ai tụng cũng được vì tùy vào khả năng (giọng nói, âm thanh) của mọi người, Như không đủ khả năng thì Dâng hương, lễ Phật, phát nguyện, Niệm Phật, Lạy Phật và Hồi hướng.

**********************************

Phương Pháp Tu ý nghiệp (hay Thiền-định).

          Xem Phương Pháp Lạy Phật, Niệm Phật trong: http://sites.google.com/site/layphat/ Là trợ duyên tạm thời, trong thời gian chờ đợi, Thầy, Thiện tri thức thành lập dĩa CD mới. Hoặc Hành-giả huân tập một mình, hay cho người không có thời gian.v.v.

          Nguồn gốc âm thanh: Sưu tập trên Website. (Do đó không biết Pháp-danh Thầy, Nhưng gốc từ nơi chùa Hoằng Pháp Việt-nam, và âm thanh Niệm Phật này, chính là Kinh-hành Niệm Phật).

          Sự vi diệu âm thanh: Không cao, không thấp, không dài, không ngắn, và rất đều đặn. Rất thích hợp cho Niệm Phật, Lạy Phật, Dưỡng Sinh, Kinh Hành.

          Nội dung: Trước là dâng hương lễ Phật, Sau là Niệm Phật, còn Pháp Nguyện và Hồi hướng thì tùy thuận Hành-giả chọn riêng cho mình.

          Niệm Phật gồm có 240 câu lục tự Hồng-danh (Một chi là 12 câu, Thầy niệm chín câu, đại chúng niệm theo 3 câu). Vị chi là 1440 chữ.

          Thời gian: Dâng hương, lễ Phật khoãn: 8, Phút 45.Huân tu khoãn: 27 Phút.

Dựa theo các phương tiện quán dưới đây và 10 phương pháp Niệm Phật:

         1. Thật Tướng Niệm Phật, 2. Quán Tưởng Niệm Phật, 3. Quán Tượng Niệm Phật, 4. Trì Danh Niệm Phật. Hay học kinh Quán Vô Lượng Thọ.

         2. Lễ Bái Trì Danh: - Phương thức này là vừa lạy vừa niệm Phật. Hoặc niệm một câu lạy một lạy, hoặc một mặt niệm một mặt lạy, không luận câu Phật nhiều hay ít.

        Cách lễ Phật lạy phải hết sức nhẹ nhàng chậm rãi, lễ niệm song hành, thân miệng hợp nhứt. Nếu thêm vào đó ý thành khẩn tha thiết, thì thành ra ba nghiệp đều tập trung, ngoài câu Phật hiệu không còn một tơ hào vọng niệm.

        Phương pháp này có sở năng phá trừ hôn trầm, công đức và hiệu lực rất to lớn, vì hành giả vận dụng cả ba nghiệp để trì niệm.

        Cư sĩ Vương Nhật Hưu khi xưa từng áp dụng cách trên đây, mỗi ngày đêm ông lễ niệm trung bình là một ngàn lạy. Nhưng dường như đây là lối niệm đặc biệt của hạng người tâm lực tinh tấn, thiếu khả năng ấy tất khó vững bền, bởi lạy lâu thân thể mỏi nhọc, dễ sanh chán nản. Cho nên thông thường, cách thức này chỉ hợp kiêm dụng, khó bề chuyên dụng.

         Nhưng lấy phương tiện trong cd “Niệm Phật kinh hành” thì sẽ thông qua do theo tiếng Niệm Phật rất đều đặn. Lợi lạc thì vô cùng Sức khỏe tăng, trí não tốt, Xám hối diệt tội, Niệm Phật trong Thiền-định.

         3. Ký Thập Trì Danh: - Đây là cách niệm ký số, cứ lấy mỗi mười câu làm một đơn vị. Người hơi ngắn có thể niệm thành hai lượt, mỗi đoạn năm câu; hoặc chia ra ba lượt, hai đoạn ba câu một đoạn bốn câu. Sau khi niệm đủ mười câu, đều lần qua một hạt chuỗi. Niệm theo lối này, tâm đã niệm Phật, lại còn phải ghi nhớ số. Như thế dù không chuyên cũng bắt buộc phải chuyên, nếu không chuyên thì số mục liền sai lạc. Cho nên pháp này đại để là một phương tiện cưỡng bức cho hành giả chuyên tâm, rất có công hiệu với những kẻ nhiều tạp niệm. Ấn Quang đại sư thường khuyên các liên hữu áp dụng cách thức trên đây.

Phương Pháp tu ý nghiệp trong website http://sites.google.com/site/layphat/

Cách lạy 120 lạy trong thời gian huân tu. Có nghĩa là khi bạn nghe một câu Niệm Phật thì bắc đầu từ.

a) hai bàn tay chấp trước ngực, chân hình chữ bát (gót ép sát, bàn dang ra). “Theo tiếng, Nam Mô”.

b) Từ ngực đưa đến đỉnh trán, tiếp theo hai bàn tay mở ra,”Theo tiếng, A Di”

c) Sau đó khép lại hạ từ từ về vị chí củ (hai tay chấp trước ngực). Thời gian này bằng 6 chữ hồng danh (là một câu). “Theo tiếng, Ðà Phật”

d) Năm dóc sát đất là buông hai tay ra và cuối sát đất bằng đầu, hai tay, cùi chỏ, đầu gối, bàn chân. “Theo tiếng Nam Mô”.

e) Tiếp theo hai bàn tay mở ra, sau là nắm lại “Theo tiếng A Di”.

f) Thông thả trở về vị chí củ “Theo tiếng Ðà Phật”.

Chú ý 1: Từ a) cho tới f) = 12 chữ Hồng Danh = 2 câu Niệm Phật + 1 Lạy + Thời gian = 120 lạy.

Thời gian lạy Phật cũng luôn luôn Niệm Phật thì mới được cã hai viên dung.

Chú ý 2: Niệm Phật gồm có 240 câu lục tự Hồng-danh (Một chi là 12 câu, Thầy niệm chín câu, đại chúng niệm theo 3 câu). Vị chi là 1440 chữ.

Chú ý 3: Trong thời gian lạy phật, Niệm Phật, Bạn muốn kim luôn phần Tu ý nghiệp. Thì đừng suy nghĩ bạn đang lạy, đừng suy nghĩ bạn đang Niệm Phật. Bạn chỉ đếm trong tâm thức mỗi chữ là 1 số cho tới 1440 số. (Nghĩa là: Thân lạy Phật, Miệng Niệm Phật, ý đếm theo tiếng Niệm Phật).

Mới đầu không tập trung ý trí thì phải từ 1 câu đếm 1 số, hay 1 câu đếm 2 số, rồi từ từ tâng dần lên.

IV. Kết Luận:

        1. Tha lực kinh, là mục tiêu chánh đoạn khổ, tìm vui. Là nhờ vào giáo lý kinh đìển.

        2. Cầu Tha lực Phật, là mục tiêu tiến tới Niết-bàn, hay đến cõi Phật, Cực lạc Di Đà. Nếu không cầu tất không muốn, không muốn thì làm sao gọi là Kiến tánh.v.v.

       3. Do đó ta đã chọn mục tiêu là cõi Niết-bàn tất phải có hành trang, Thí dụ: Chúng ta cần phải có thuyền để qua cõi Phật, thì thuyền chính là Giáo lý “Giới, Định, Huệ”.

      4. Có thuyền thì tất phải có dằm để bơi, dằm là các pháp hành “Bát Chánh Đạo”.

      5. Có thuyền, có dằm cũng không thể qua sông, ta cần phải dùng lực, là trí lực, trong Ngũ căn, ngũ lực. Phải Tự lực tu hành, không người nào tu thế cho người nào, hay người khác tu thế cho mình, hoặc mình tu thế cho ngưòi khác.

      6. Mục đích đã có, Thuyền, dằm, Trí lực cũng có, nhưng còn phải có năng lượng. Chính là phải cần Dưỡng sinh, ăn uống đều đặn. Thì thực hành mới mau đạt thành công nhanh chóng.

      Do vậy bạn biết bao nhiêu, tu bấy nhiêu, Thiền-định nhiều sanh trí huệ (Giác ngộ từng phần) nhiều. Muốn thành người hiền lương, Hiền nhân, Thánh nhân, Thanh văn, Duyên giác, Bích chi Phật là do bạn. Không ai chấm thi, không ai chứng cho bạn, Hay Phật chứng cho bạn. Phật chỉ là Bực dẩn đường. Tốt xấu là do mình, không nương tựa vào ai.(Xin thưa ai này khác vơí mục tiêu, xin đừng hiểu lầm).

Thân ái. TN
http://sites.google.com/site/layphat/Home

Quyết nghi:

Thực hành Pháp trở thành Lý thuyết Pháp! - Hầu như giáo pháp kinh điển điều là Thực hành Pháp. Nhưng bạn không thông suốt được, giác ngộ được thì tất cã trở thành Lý thuyết Pháp, Vì sao! – Thưa, Bạn có học thiên kinh, vạn Pháp, biện tài thuyết pháp vô ngại, thành giảng sư, Pháp sư pháp. Thì vẩn có người còn hay hơn bạn nữa. Vì “Núi cao còn núi cao hơn”.

Hai tài học của bạn có thông thiên hơn Ngài Thần Tú không, Thiên kinh, vạn pháp kiến thức như Ngài mà còn không đổi được Y bát ngài Lục tổ Huệ Năng “Là Chứng ngộ”. Thì ta đâu có bằng Ngài phải không. Do đó Học pháp mà thiếu Thiền-định thì khó đạt thành.

Thực hành Pháp mà không học Giáo Lý! – Thì có khác nào, Có trí lực mà thiếu hành trang “Thiếu thuyền, dằm”, Thì làm sao đến nơi, đến chốn. Ngài Lục tổ Huệ Năng còn phải nghe Kinh Kim Cang mới chứng ngộ. Ngài là bậc thượng trí còn phải nghe lại. Còn ta nếu phá chấp ( Phá chấp là bát bỏ kinh điển hay Lễ bái, Niệm Phật chỉ biết là pháp môn Thuyền quán hay chấp vào công án “Thí dụ: Bạn là ai? Bạn từ đâu tới?”) trong kinh điển, hay “Bát chánh Đạo” thì có nên không, Lại nửa còn phá chấp luôn cã Tha lực Phật thì lấy mục tiêu nào các bạn tu đây!

Theo Thiền Tông Việt-nam Vua Trần Thái Tông, chính Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ

Học theo ngài thì chắc hơn viên thông hơn, đốn ngộ là tiệm ngộ, học tiệm ngộ thành đốn ngộ vậy. Hay dựa vào từ ngữ kinh, để học vô tự tâm kinh. Thì mới đạt thành và thông qua, Giác thứ 6, tiến lên giác thứ 7, sau rốt là giác thứ 8. Thì mới thấy vô ngã là ngã. Hay ngược lại Hữu ngã thành vô ngã.

http://sites.google.com/site/layphat/tu-y-nghiep
Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/

Geen opmerkingen: