zondag 20 juni 2010

Dưỡng Sinh

Cần biết về Dưỡng Sinh.
(Bài làm số 04)

I. Mở đề:

Chào các bạn. Hải Thượng Lãn ông dạy rằng:

Trong nhà mở cửa thoáng hơi,
Để cho dưỡng khí mặt trời lọt qua
                                                    Hàng ngày luyện khí chớ quên
                                                 Hít vào thanh khí độc liền thải ra
                                              Làm cho khí huyết điều hòa
                                                 Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.

Và Công phu lạy Phật là pháp môn rèn luyện Thân, khẩu, ý, còn gọi là Lạy Phật Dưỡng Sinh Thực tập hàng ngày sẽ có. Năng lượng càng cao, Sức khỏe càng tăng.

Trong Kinh Luận thuyết rằng thân thể con người dụ ý do bốn đại tạo thành là đất, nước, gió, lửa thì mới tạo ra sức sống, còn như thiếu 1 trong 4 đại thì sẽ mạng vong.

Thân ví như đất, hàng ngày cần có năng lượng (Thức ăn, uống) vào, nước ví như máu, làm cho thân ấm áp là ví như lửa, còn gió ví như không khí (Phổi).

Nếu con người mất hơi thở thì chết. Do đó nạp năng lượng không đồng đều thì dể sanh bệnh, còn ăn quá độ thì mập, nặng nề, khó thở.v.v.

Vì vậy người trẻ cũng như già đều cần ăn uống đều độ (Bớt dầu mở, muối, đường, thịt, cá.v.v), giữ gìn sức khỏe phải luôn năng tập thể thao. Như vậy mới đem lại cuộc sống vui tươi, lành mạnh.

II. Nhập đề:

Cuộc sống của người có tuổi hiện nay.

Xã hội Tây Phương có đời sống cao, người có tuổi được nhà nước trợ cấp Chưa có thời nào của lịch sử loài người mà tuổi già bi bao vây vì những căng thẳng như thời buổi này.

Ở Tây Phương, kiếm việc làm khó khăn từ tuổi 45 trở đi, nên nhiều người không có thể kiếm sống được vào tuổi 65. ở Mỹ 1/3 người già không có thu nhập riêng nào, 70% có thu nhập thấp, kể cả tiền cứu trợ cho người già. Người già nghèo chỉ đủ tiền để nhét một cái gì rẻ tiền vào bụng, chỉ có một cái xó ở để chui ra chui vào thay vì nằm ngủ giữa trời…Lo sợ bệnh tật, chết chóc, có ai ý thức được cái cô đơn mà người già cảm sợ trong lúc hoàng hôn, không một ai để ý đến, không một chút tình thương của ai!

“Con cái thờ ơ với thân phận ông bà cha mẹ. Ngày xưa có truyền thống giáo dục nghiêm khắc “Một lòng thờ mẹ kính cha”, nên bằng bất cứ giá nào, con cái cũng tự thấy phải có nghĩa vụ chăm lo và tôn kính cha mẹ cho đến khi khuất núi…Ngày nay, thường thấy ở Mỹ, nhiều con cái rút lui chẳng có chút băn khoăn nào, khi cha mẹ có hưởng được trợ cấp của Nhà nước (nếu có, là một tiếng thở ra nhẹ nhõm!). Thế nhưng đối với người già sự kết thúc này lại vô cùng đau xót. Họ nhớ lại cái thời mà những đứa con còn chăm sóc tỉ mỉ… Các bậc cha mẹ đã yêu thương con cái, và bây giờ, ai đền bù lại kho báu tình thương trìu mến đó? Chúng ta đừng nghi ngờ rằng đã có quá nhiều cụ già mà trái tim bị vò xé, khi họ bị ruồng bỏ trong số phận buồn tủi!”.
Nhưng, chính con cái không phải là kẻ duy nhất có tội, mà tất cả trong xã hội đều có tội, vì tất cả đã cho người già như là trở ngại cho cuộc sống hiện tại...

Rèn luyện dưỡng sinh từ thời thanh niên là bí quyết tốt nhất

Tuổi thọ con người ẩn tàng trong lứa tuổi 20, nhưng người trai trẻ thường quên để ý vấn đề này. Thực tế các thanh niên đang sống sẽ có ngày đến hoặc vượt quá tuổi 65. Vào tuổi 20 – 30 phải làm gì để chuẩn bị cho tuổi già? ở tuổi 40 – 50 là lúc tốt nhất để nghĩ đến nó (tuổi già). Thời gian lúc đó là quí giá. Vào tuổi 70 – 80, hãy thử cân bằng tinh thần và thể xác..

Dù 20 hoặc 60 tuổi, cũng cần nhanh chóng lập một chương trình chính chắn về những vấn đề cần làm. Sau 65 tuổi, thì những ngày già sẽ nhẹ nhõm. Trong suốt cuộc đời ta, ta có nhiều khả năng lựa chọn. Dù ở tuổi 80 hay khi còn niên thiếu, chỉ khác là ở tuổi 80, đã có những thói quen ăn sâu bám rễ. Nhưng ở tuổi 80, người kiên quyết vẫn có thể thay đổi thói quen.v.v.

III. Chánh đề:

Do đó muốn công phu niệm Phật được miên mật trong suốt thời gian nhập thất, thì nên áp dụng vào ba tư thế là tọa niệm, Lạy Phật và kinh hành.

Với tư thế kinh hành thì nên áp dụng mỗi niệm một bước. Bước càng chậm rãi, niệm càng lắng sâu, nghe càng rõ ràng.

Hết kinh hành lại tọa niệm, hết lạy Phật thì kinh hành, hoặc xong tọa niệm đến kinh hành. Hãy chia đều thời gian, Thí dụ: kinh hành nửa giờ thì tọa niệm cũng nửa giờ.

Trước khi lạy Phật cần biết:

1.- Tuần tự, từng bước: Tập luyện phải đi từ dể đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt phải biết nâng cao dần dần số lượng, và cường độ các bài tập cho phù hợp với sự tăng biến sức khỏe, giúp cho cơ thể thích ứng với hoàn cảnh hoạt động hàng ngày, đạt yêu cầu “sống khỏe, sống vui, sống hữu ích”.

2.- Thường xuyên và có hệ thống: Hệ thống các bài tập có mục đích rèn luyện hoạt động của các cơ, khớp, thần kinh, cơ quan nội tạng.
Tập thường xuyên hàng ngày, không bỏ ngày nào, lập đi lập lại liên tục.
Hoạt động của con người sẽ thành thạo, không hao phí sức lực, làm cho sức khỏe càng tăng, năng suất lao động càng cao.
Những phản xạ sinh lý khỏe mạnh, hữu ích được củng cố vững chắc, giúp ta đẩy lùi lão hóa, tiến tới xóa bỏ các phản xạ bệnh lý cố hữu giúp con người chiến thắng bệnh tật.

3.- Toàn diện: Cơ thể con người là một khối thống nhất.
Cơ cấu và hoạt động sinh lý của các bộ phận cơ thể có quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng hỗ tương với nhau.
Một bộ phận nào của cơ thể suy yếu, mắc bệnh sẽ trực tiếp hay gián tiếp làm suy yếu các bộ phận khác.
Do đó nên lựa chọn các môn tập cho phù hợp với sức khỏe và thời gian, hoàn cảnh riêng của mỗi người.

4. Cần hiểu thêm. Chỉ tập luyện ở bộ phận này, bỏ quên bộ phận kia, là thiếu xót, sai lầm (Lạy Phật, Niệm Phật, Tọa Thiền luôn luôn). ĺt nhất mỗi ngày nên tập thở và tập tự xoa bóp toàn thân rồi mới đi sâu thực hiện một số động tác khác.

Cũng cần lưu ý thêm Lạy Phật, nhằm tác động vào các cơ cấu, cơ chế sinh lý của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Lạy Phật chủ yếu tác động vào bộ máy hô hấp, cơ chế hô hấp, hít thở bằng mũi, thông thả, êm nhẹ, dài và sâu.

Từ cơ chế hô hấp mà tác động đến cơ chế tuần hoàn, tiêu hóa, cơ khớp, thần kinh. Mỗi động tác trong các bài tập bao gồm. Hít thở thong thả nhẹ nhàng, êm nhẹ, dài, sâu, kết hợp với cử động cơ, xương, khớp.

5. Ăn uống cần nhiều chất bổ dưỡng, nhẹ. Tránh nặng bụng, khó tiêu. Trước khi tập luyện và sau khi tập luyện khoãn 1 giờ.

IV. Kết luận:

Sự lợi ích về Niệm Phật. Sẽ giúp chúng ta giải bớt hơi độc trong người, Nên cần chổ thoáng mát, sạch sẽ.

Sự lợi ích về Lạy Phật. Tránh được bệnh đau khớp, và giúp cho máu lưu thông toàn thân.

Đảm bảo an toàn cho người lớn tuổi. Trước khi tập luyện, nên kiểm tra sức khỏe, và nhờ thầy thuốc hướng dẫn mức độ tập luyện.
Những điều chống chỉ định thì nhất thiết không được tập. Định kỳ ba tháng, sáu tháng, nên kiểm tra lại sức khỏe.
Trong lúc tập, mỗi người nên theo dõi phản ứng cơ thể. Nếu thấy mệt, đổ mồ hôi nhiều, choáng váng, nên dừng lại rút kinh nghiệm.
Người có bệnh, sức khỏe yếu, nên tập trên giường, trong nhà, trước khi ra sân nên mặc ấm, tránh nơi có gió luồng, gió lùa, ánh nắng gay gắt.

Lựa chọn món ăn thanh đạm là:

1. Thay đổi món ăn hàng ngày. (làm cho khẩu vị thèm muốn).

2. Chọn lựa những món ăn có nhiều sinh tố.

3. Giảm chất Béo, Dầu, Muối. Ngọt.

4. Hạn chế các món đã chế biến (thí dụ: bún, mì, phở, bột ngọt, dấm, phèn chua, hàn the.v.v..).

5. Về va vị tươi như: Hành, hẹ, chanh, gừng, tỏi.v.v.

Cách nấu đơn giản như luộc, nấu, hay để tươi, thí dụ:

        1.Ngũ cốc: Gạo, bắp, khoai, đậu, ngô. (bánh mì nâu).

        2. Thịch, cá, Tàu hủ v.v..(Ăn chay càng tốt hơn).

       3. Rau cải tươi.

       4. Trái cây tươi trong mùa.

       5. Nước uống tinh khiết, canh cải.

       6. Vị dinh dưỡng. Mặn, ngọt, cay, chát, chua, đắng.(Càng giảm thì tốt cho người lớn tuổi).

Về tinh thần ăn uống.

1.Tránh để bụng quá đói, hay no quá. Nên trọn thời gian nhất định.

2.Chén, bát tinh khiết, chổ hợp vệ sinh, mát mẽ. Sẽ tạo thêm khẩu vị.

3. Không nên khắc khe với khẩu vị. Sẽ mất niềm vui trong gia đình. Thí dụ như chế độ ăn kiên, hay chay, mặn. Có thể tự tay làm cho mình món ăn riêng.

4. Hãy dành thời gian trong bửa ăn hòa đồng cùng gia đình, ta sẽ có hạnh phúc vui tươi trong bữa ăn ngon.

Thân ái. TN
http://sites.google.com/site/layphat/duong-sinh

Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/

Geen opmerkingen: