zondag 20 juni 2010

Tu Thân nghiệp

Tu Thân nghiệp thì nên học Lạy Phật.
(Bài làm số 03) Học Sửa Tâm, Sửa Tánh.

I. Mở đề:
Chào các bạn,

Tu Tâm, Dưỡng Tánh thật là dể, không cần học, chỉ cần bắc chước đều thiện, đều phải thì nên làm là được rồi. (Là Người Hiền).

Còn Tu Tâm, Sửa Tánh cũng thật dể, ngăn ngừa “Bát Phong” tám gió, chỉ tu có 6 chữ “Lục Tự Hồng Danh” Nam Mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật, mà còn tăng Phước lớn vô lượng. Không có vì bằng.

Vậy học Sửa Tâm, Sửa Tánh cũng không khó vì, như biết 1+1=2 thêm một chút năng lượng thì diệt tội hằng sa. Vì vậy không có pháp thù thắng nào hơn là “Lạy Phật”. Vậy.

II. Nhập đề:

Thông thường trong đạo tràng tu Tịnh Độ có thời khóa lạy Phật A Di Đà, cứ niệm danh hiệu ba lần thì lạy một lạy, nghĩa là vừa niệm dứt câu Nam Mô A Di Đà Phật thứ ba là lạy xuống. Lạy Phật là tỏ lòng quy kính Đức Phật, quán tưởng lạy một vị Phật là lạy hết cả mười phương chư Phật. Lúc lạy là khởi tâm cung kính quán tưởng như mình đang lạy trước một vị Phật sống. Khi lạy Phật thì năm vóc (hai đầu gối, hai khuỷu tay, và đầu trán) gieo sát đất. Khi lạy là khởi quán buông xã tất cả những tâm niệm dơ bẩn sai trái và phát khởi ý tưởng trong sạch, tinh tấn làm tất cả các điều thiện.

Niệm Phật một câu Phước sanh vô lượng,
Lạy Phật một lạy diệt tội hằng sa.

Cũng giống như bài số 02 về sự là ta lạy cách nào cũng được, miễn tâm ta an tịnh là được.

Lạy một Thánh-nhân, hay Lạy tổ tiên, ông bà, hay Cha mẹ là để tỏ lòng Tôn kính, Hiếu thảo, là bậc hiền lương phúc hậu. Người đời đáng noi gương.
Con cháu ta sau này cũng bắc chước theo đạo làm người, Theo Phong tục tập quán, mới đúng là một nền Văn-hóa thuần thúy của người Việt-nam.

Về Lý sẽ làm giảm bớt đi tánh cao ngạo, phân biệt giai cấp. “Cái Ta”. Thì xã hội sẽ bình đẳng, đất nước giàu sang. Như “Lá lành đùn lá rách”.v.v.

Lạy Phật một lạy diệt tội hằng sa, là ta phải nhờ vào cã hai lực!

- Về Tha Lực, có nghĩa là khi ta đã làm đều sai lầm, hoặc gặp nhân quả xảy ra thì ta cầu Tha Lực của Phật trời phù hộ, nhờ lạy Phật cũng giảm đi một phần nào lo âu, nhưng cũng chưa đủ để giảm hóa tội lỗi của ta. Nên phải cần về.

- Tự Lực là chính ta phải xám hối sẽ không tái phạm nửa, hoặc chấp nhận nhân quả đó vì xưa kia ta đã làm hay kiếp trước ta đã làm. Và ý nghĩa Lạy Phật này là để ăn năng sửa đồi, Tâm của ta, hay gọi là Sửa Tâm, Sửa Tánh lại, thì mới đúng là Lạy Phật để diệt tội hằng sa, Về Niệm Phật cũng rất cần Tha Lực và Tự Lực.

III. Chánh đề:

Sự lạy Phật có rất nhiều cách lạy khác nhau, giữa nước Việt-nam, Tây-tạng, hay Trung-hoa đều khác; Giữa người Xuất-gia và Tại-gia Và giữa phái Nam và Phái Nữ cũng đều khác nhau. Nên chúng ta cũng đừng phân biệt về đều này, Bạn lạy với lòng “Thành kính” hay “Thất kính” lo do tâm bạn. Còn cách thức bạn lạy làm sao cho thổi máy mới là đều quan trọng. Nhưng thất lễ lạy thì không mấy đẹp ( Thí dụ: Như lạy chổng mông, lạy giang hai chân, Hoặc lạy một hồi thì thục lùi, hay kêu lộp bột, hay ngã vào người khác.v.v.”).

PHPT. Phải lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa.- Ðể cho đúng với ý nghĩa trên, khi lạy Phật phải quỳ xuống. Ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật. Và cuối lưng xuống đặt trán mình trên hai lòng bàn tay.

Trước khi lạy Phật, phải dọn mình cho sạch sẽ: rửa mặt, súc miệng, lau tay chân, thay y phục và mặc áo tràng.

Xong xuôi, mới đốt hương ra trước bàn Phật, đứng ngay thẳng, tay chắp để trước ngực, mắt nhìn tượng Phật, tâm tưởng đến các tướng tốt và những đức hạnh cao cả của Ngài, và tỏ bày nguyện vọng chân chánh của mình, xá rồi cắm hương vào lư, đánh tiếng chuông và lạy Phật ba lạy.

Lễ Phật như thế mới đúng pháp; trong kinh gọi là "Thân tâm cung kính lễ" , nghĩa là thân tâm hăng hái tề chỉng, nghiêm trang, tâm thì hớn hở vui mừng và hết lòng thành kính như gặp được Phật còn tại thế.
Trái lại, chúng ta lễ Phật với lòng ngã mạng (ngã mạng lễ), hay với tâm cầu danh (cầu danh lễ), thì đã không có kết qủa gì, mà còn mang thêm tội.

Ngã mạng lễ, là khi lạy Phật mà trong tâm còn ngạo nghễ, kiêu căng, năm vóc (đầu, hai tay, hai chân) không sát đất, đứng lên cuối xuống một cách cẩu thả, qua loa cho có chuyện.

Cầu danh lễ, là khi thấy có đông người thì miệng liền to tiếng dài hơi xưng danh hiệu Phật, thân lại siêng năng lạy không ngừng nghỉ, cố ý để cho mọi người khen ngợi. Trái lại khi không có người thì thân lại biếng nhác, tâm lại giải đãi, không muốn lễ bái gì cả.

Hai cách lễ bái trên đây rất giả dối, vậy những ai muốn tiến trên đường Ðạo, thì phải nên tránh ngay.

Bốn phép lạy (thuộc về lý).- Về phương diện lý thì có bốn phép lễ.

a) Phát trí thanh tịnh lễ.- Trong phép này, người hành lễ phải thấu suốt rằng cảnh giới của Chư Phật đều tùy tâm hiện bày, nên lạy một Ðức Phật, tức là lạy tất cả Chư Phật, lạy một lạy, tức là lạy tất cả Pháp giới, vì Pháp thân của Phật dung thông.

b) Biến nhập pháp giới lễ.- Trong pháp này, người hành lễ phải tự quán thân, tâm cùng tất cả các pháp, từ hồi nào đến giờ đều không rời pháp giới.

c) Chánh quán lễ.- Trong pháp này, người hành lễ lạy Ðức Phật ngay nơi tự tâm của mình, chứ không duyên với Ðức Phật nào khác, vì tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, đều sẵn có Phật tánh viên mãn, bình đẳng và chân giác.

d) Thật tướng bình đẳng lễ.- Trong pháp lễ này, người hành lễ không thấy có tự, có tha; người và mình là một, phàm và Thánh nhứt như, thế và dụng không hai. Do đó, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát có nói: "Năng lễ, sở lễ tánh không tịch", nghĩa là người

lạy, và đấng mình lạy, thể tánh đều vẳng lặng. Như thế mới thấu đáo và hợp lý Bát Nhã.

Bốn phép lễ này, lý cao khó nghĩ bàn, nếu chẳng phải bực thượng căn, thượng trí, thì không thấu nổi và khó làm theo được. PHPT

*********************

Phương Pháp Lạy Phật, Niệm Phật trong: http://sites.google.com/site/layphat/ Là trợ duyên tạm thời, trong thời gian chờ đợi, Thầy, Thiện tri thức thành lập dĩa CD mới. Hoặc Hành-giả huân tập một mình, hay cho người không có thời gian.v.v.

Nguồn gốc âm thanh: Sưu tập trên Website. (Do đó không biết Pháp-danh Thầy, Nhưng gốc từ nơi chùa Hoằng Pháp Việt-nam, và âm thanh Niệm Phật này, chính là Kinh-hành Niệm Phật).

Sự vi diệu âm thanh: Không cao, không thấp, không dài, không ngắn, và rất đều đặn. Rất thích hợp cho Niệm Phật, Lạy Phật, Dưỡng Sinh, Kinh Hành.

Nội dung: Trước là dâng hương lễ Phật, Sau là Niệm Phật, còn Pháp Nguyện và Hồi hướng thì tùy thuận Hành-giả chọn riêng cho mình.

Niệm Phật gồm có 240 câu lục tự Hồng-danh (Một chi là 12 câu, Thầy niệm chín câu, đại chúng niệm theo 3 câu). Vị chi là 1440 chữ.

Thời gian huân tu khoãn: 27 Phút.

1. Cách lạy 40 lạy trong thời gian huân tu.(Xem lại trong dĩa CD)
2. Cách lạy 80 lạy trong thời gian huân tu. (Xem lại trong dĩa CD).

3. Cách lạy 120 lạy trong thời gian huân tu. Có nghĩa là khi bạn nghe một câu Niệm Phật thì bắc đầu từ.

a) hai bàn tay chấp trước ngực, chân hình chữ bát (gót ép sát, bàn dang ra). “Theo tiếng, Nam Mô”.

b) Từ ngực đưa đến đỉnh trán, tiếp theo hai bàn tay mở ra,”Theo tiếng, A Di”

c) Sau đó khép lại hạ từ từ về vị chí củ (hai tay chấp trước ngực). Thời gian này bằng 6 chữ hồng danh (là một câu). “Theo tiếng, Ðà Phật”

d) Năm dóc sát đất là buông hai tay ra và cuối sát đất bằng đầu, hai tay, cùi chỏ, đầu gối, bàn chân. “Theo tiếng Nam Mô”.

e) Tiếp theo hai bàn tay mở ra, sau là nắm lại “Theo tiếng A Di”.

f) Thông thả trở về vị chí củ “Theo tiếng Ðà Phật”.

Chú ý: Từ a) cho tới f) = 12 chữ Hồng Danh = 2 câu Niệm Phật + 1 Lạy + Thời gian = 120 lạy.

Thời gian lạy Phật cũng luôn luôn Niệm Phật thì mới được cã hai diên dung.

IV. Kết Luận:

Xám hối có rất nhiều cách trong Phật-giáo: Tiểu xám hối (12 lạy). Hồng Danh xám hối (108 lạy). Lại còn rất nhiều cách xám hối.v.v.

Bài số 03 chỉ chuyên thuần “vừa Niệm Phật, vừa Lạy Phật” cho thanh tâm an lạc. Sự lợi ích, càng lạy, càng khỏe, vì lạy đều đặn theo âm thanh.

Người bệnh, hay tàn tật, già cã, người có thai, cần hỏi lại Thầy trước khi lạy.

Người phụ nữ đứng lại nhiều khi không được tiện, Nên tìm chổ khuất hay sau người nam lạy, hoặc ngồi lạy cũng rất tốt. Công đức cũng vô lượng, giống nhau.

Thân ái. TN
http://sites.google.com/site/layphat/tu-than-nghiep

Diễn đàn của bạn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/


Geen opmerkingen: