dinsdag 30 maart 2010

Trắc nghiệm thân tâm.I

I. Mở đề: (bài làm số 18)

Trắc nghiệm: là ôn lại, kiểm soát lại những bài tập, bài học trước khi thi.

Thân tâm: nghĩa là thân thể và tâm ý. Trong danh từ của kinh. Gọi là Danh, Sắc. Hay Thân Khẩu ý. Và bàn rộng ra là. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Quán duyên sanh khởi thành Thập Nhị Nhân duyên.

Trắc nghiệm thân tâm: Xét lại hành vi tạo tác thiện, ác. Nguyên nhân từ nhân duyên nào, khi chúng ta thấy biết được thì mới tu sửa được.

Trong các bài kệ đã nói lên ba thời trong cuộc sống hàng ngày. “Quá khứ”, “hiện tại”, “tương lại”.

Làm đề tài trắc nghiệm thân tâm là những bài kệ trong kinh Pháp Cú chúng ta đã học qua.

II.Nhập đề:

Ngoài đời khi chúng ta muốn có một tương lai tốt đẹp, chúng ta phải học, để có kinh nghiệm, chứng chỉ, bằng cấp. Thì bắc buộc ta phải học từ thấp, rồi lên cao. Sao đó trắc nghiệm lại hóa trình đã qua, rồi mới thi để lấy bằng cấp.

Khi chúng ta đi làm trong hãng xưởng, người chủ cũng khảo nghiệm, trắc nghiệm, kiến thức, kinh nghiệm. Thì mới giao trách nhiệm ta làm. Nhưng kiến thức kinh nghiệm đó cũng chưa hẳng là đủ. Họ còn đòi hỏi nhân cách ứng xử làm người! có thiện tâm không, có nhiệt tâm trong công việc không v.v. Tóm lại chúng ta cần phải có cã hai thứ, bề ngoài kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp, còn bên trong phải đầy đủ nhân cách.

Trong đạo thì cũng giống như ngoài đời vậy, nhưng cao hơn một mức nửa là “Nhẫn nhục”, “Tinh tấn”, “Trí huệ và từ bi”. Làm một công việc không ai trả tiền lương, khen thưởng, ăn một thức ăn không ai thích thú, khen ngon. Nhưng chúng ta có hương vị riêng biệt trường tồn, bất vi, bất biến. Không thể diển tả bằng hình tướng, ngôn từ, chỉ người nào nếm được, thì người đó tự hiểu thôi.

Chúng ta đã đọc xong một quyển kinh rồi để đó. Hoặc thực hành cho có lệ, có lúc nhớ, lúc không. Gặp việc vui mừng ta lại quên đi, lòng ta tràn đầy khát ái, dục vọng. Gặp việc buồn phiền, chán nãn lại nhớ đến kinh, do vậy chúng ta thiếu căn bản, rèn luyện, thì khó đạt được thành công.

III. Chánh đề:

Trong Chơn ngã luận, thành lập ra 10 tiểu kệ luận. 10 tiểu kệ luận chia ra làm 2 phần. Phần I. Từ câu hỏi 1 tới 5 câu hỏi là Trắc nghiệm thân tâm, Phần II, Từ câu 6 tới 10 tạm gọi là Thực thi thân tâm.

Phần.I. Trắc nghiệm thân tâm

Là chủ đề tự mình hỏi lại mình, Chỉ cần 5 phúc là Thiện hữu giải đáp xong.
Dựa theo bài kệ thể thơ văn vần trong kinh Pháp Cú của thầy Thiện Nhựt.
Sau đó Thiện hữu chỉ chọn Có hoặc Không! Chúc an vui!

Gồm có 423 bài kệ trong kinh Pháp Cú xem blogspot.com dưới đây.
http://tracnghiemthantam.blogspot.com/
--------------------------------------------------------

1. a)- Thiện hữu hiểu bài kệ này.
1. b)- Thiện hữu không hiểu bài kệ này.

2. a)- 5 phúc Thiện hữu học thuộc lòng.
2. b)- 5 Phúc Thiện hữu không thể học thuộc lòng.

3. a)- Bài kệ giống trong trường hợp của Thiện hữu.
3. b)- Bài kệ không giống trong trường hợp của Thiện hữu.

4. a)- Thiện hữu sẽ thực hành theo bài kệ này.
4. b)- Thiện hữu không thể thực hành theo bài kệ này.

5. Kết luận bài kệ này nằm trong.

a)- Nhơn Thiện, b)- Quả Thiện,
c)- Nhơn ác, d)- Quả ác.

Ý nghĩa bài kệ:

-------------------------------------------------------------------------

Luận nghĩa câu hỏi:

1. Hiểu! Là bạn có hiểu về Nghĩa, Pháp, Từ, Thuyết trong tiêu đề bài kệ này không. (Nội dung bài kệ, Kinh kệ Pháp, Từ học, Nói lại cho người khác dể hiểu, dể học theo bài kệ.). Là Chơn Ngã Pháp Cú luận (1).

2. Học thuộc lòng bài kệ! – Vì có nhiều thầy, nhiều soạn giả dịch thuật & tìm hiểu. Từ thi kệ, thơ thuần, văn vần. v.v. Do vậy hành giả sẽ tự ý mình lựa chọn, thì mới dể học thuộc lòng và đem ra áp dụng. Là Văn, Thơ, Pháp Cú Kệ (3).

3. Nếu đã hiểu, thuộc lòng rồi, so sánh lại tâm mình, hay đời sống hiện tại có giống trong bài kệ nay! Là Văn Tư Tu Tự Ngã Luận (2).

4. Hành giả đã so sánh rồi, Nếu đúng thì sửa. Thì ngày ngày sẽ tốt đẹp hơn. Là Tứ Diệu Đế Pháp Cú luận (4).

5. Kết luận nhơn quả thiện ác. Thì mới biết rõ đúng sai, trắng đen, phân minh và lấy đó học tập. Là Nhơn Quả Pháp Cú luận (3).

IV. Xét lại:

Tôi, Bác Thiện Nhẫn và các hàng tu sĩ tại gia, lo việc đạo thì ít, việc đời thì nhiều. Đi chùa, nghe Pháp, nghe băng dĩa thì nhiều. Nhưng đa số là chúng ta không hiểu rõ, chỗ nào là gốc, nơi nào là ngọn. Và bắc đầu từ đâu. Chúng ta đâu có hàng ngày phải nghe thầy thuyết pháp đâu. Nên có khi vắn đoạn, thì chúng ta lại mất căn bản, rồi sanh ra chán nản, mất thiện tâm. Nên việc lấy kinh, lấy giới luật làm thầy cũng là đều tốt vậy. Hy vọng mai đây có vị cao minh, vị thiện tri thức sẽ chỉ dạy chúng ta. Bây giờ chúng ta học bao nhiêu đem ra áp dụng bấy nhiêu. Không thành Nhân, cũng thành người thiện lương.

http://sites.google.com/site/layphat/
http://chonnga.blogspot.com/
http://tracnghiemthantam.blogspot.com/

Diễn đàn: http://thiennhan.freeforums.org/
http://phapcu.wordpress.com/

vrijdag 26 maart 2010

Thực Thi Thân Tâm

Thực Thi Thân Tâm.
(Bài làm số 19)

I. Mở đề:

Kính thưa Quí thiện hữu đã tham gia vào trang http://chonnga.blogspot.com/ này. Bài làm số 19 là bài sau cùng. Chúng tôi ước nguyện, chính vì tự giác, giác tha. Và hy vọng các Hành giả được hoàn toàn. Giác hạnh viên mãn.

Chúng ta không muốn bỏ phí thời gian trong khi tìm Thầy hiền, bạn lành chưa được. Nên.

Lấy kinh làm nền tản, Lấy giới làm luật, Lấy Đạo lý làm hành trang!

Trong trang web Lạy Phật. Phần I. Ta đã có phương pháp thực hành, Phần II. Ta đã hiểu nội dung trong kinh Pháp Cú, Phần III. Ta cũng đã trắc nghiệm thân tâm, và tiếp theo là Thực thi thân tâm là rốt ráo.

II. Nhập đề:

Thực thi: Là rốt ráo sao cùng của sự học tập. Không còn thi trở lại khi bạn đã đủ điểm.
Thân Tâm: Còn gọi là thân mạng, sinh mạng con người.

Thì ai ai cũng trân quí, trìu mến. Khi ai mắng ta, đánh đập ta, thắng ta, cướp đoạt của ta. Ta sẽ chống lại cho tới cùng. Và ngược lại vì sự sống, tiền bạc, dục vọng, con người sanh tâm tàn nhẫn, sát hại lẫn nhau, khiến gia đình ly tán, khổ sở, phải mang tù tội. Nhưng tất cã đều có nguyên do. Nhơn quả.

Tôi là người viết ra đề tài này. Là thật sự để kiểm thảo lại mình. Nhiều khi.
Hiểu kinh, giữ giới càn nhiều, thì thấy tâm tham càn lộ rõ. Có sấm hối hết kiếp này cũng không hết. Còn nhiều lúc cảm thấy mình đang bị bịnh trầm cảm. Rồi muốn bỏ đạo.

Lý do là: Nhịn người, thì người lấn áp. Không muốn hơn người, thì người muốn hơn mình.
Biết đủ thì sanh ra lười biếng, nghèo nàn.v.v. Tại vì mình chỉ mới bước vào cửa.
Các bạn có biết gì sao không? – Là khi mình thấy được vọng tâm rồi, thì mình không khuấy lên nửa, thì tự nhiên nó sẽ lóng xuống, sáng lên. Như nước trong lu, lâu ngày lóng cận vậy. Đó là kết quả thành công của người học giáo lý, chớ không phải là hậu quả của giáo lý. Chúc mừng bạn, Hãy ráng kiên trì. Diệt ba độc Tham, Sân, Si. Thì sẽ qua giai đoạn này.

Có nghĩa là tu mà không thấy mình tu. Chính là tu.
Còn như người mới tu, thấy mình tu cao, hay, giỏi. Là người chưa tu. Vì chưa thấy tâm ngã.

Thí dụ như bài kệ này là.

Người ngu nhận mình ngu,
Chưa ngu tới chừng đấy.
Người ngu nhận mình trí,
Đấy là người trí ngu.

Nếu người không thấy được vọng tâm mình, sống theo tâm nhơn ngã, thì càn tệ hơn nửa. Bạn thường xem phim, tin tức, sách báo. Kẻ làm ác, thì kết quả không bao giờ tốt.

Tôi và bạn có thể là đồng bịnh, đó là gì mình giữ giới không nghiêm, Học đạo lý chưa tường tận. Sanh tâm buồn chán. Nếu chúng ta giữ vững lập trường. Ác sẽ đi vào cửa tử. Thiện sẽ lên thiên đàng hưởng phúc. Dầu cho không thành Nhân, cũng là người hiền.

Người hiền lương thì ai cũng mến thương.

Nên muốn thấy rõ được vọng tâm để tu sửa, thì phải học, học chừng nào chết thôi.

III. Chánh đề:

Thi bơi lội, học võ, lái xe, bác sĩ, ông cã, ông lớn thì học 1 năm, 5 năm, 10 năm, 50 năm cũng thành công. Còn thi thành người hiền, hiền trí, hiền nhân, thánh nhân, thành Phật thì thi cã đời. Còn khó hơn lên trời hái sao, hay lặn sâu xuống biển tìm kim, hoặc chui rút vào hang đá trốn tay thần chết.

Nhưng bạn là người có tánh kiên nhẫn, có tuệ giác thì sẽ dượt qua. Tại sao lại bỏ cơ hội trong kiếp làm người!

Con người vì sự sống, muốn được giàu sang, con đàn cháu đống, quyền cao tước trọng. Họ dùng kiến thức, sức mạnh, quyền lực, mồi hôi, nước mắt để làm. Họ còn bỏ cả tình bạn, thầy, cha mẹ họ hàng, dân tộc, đồng loại có khi cã sinh mạng họ còn làm được để đạt tới giả tâm.

Còn bạn muốn rời bỏ 6 cõi luân hồi, muốn bỏ ác hành thiện thì tại sao không làm được!

Bạn muốn biết là người có Quả xấu hay tốt, thì hãy nhìn lại quá khứ đã qua, Bạn muốn tạo Nhân xấu hay tốt cho tương lai. Chính là hiện tại bạn đang thực hành đây.

Phần II. Thực thi thân tâm

Là việc ác chẳng làm, điều lành siêng tu. Tâm ý trong sạch.

Tiêu đề trong các bài kệ Pháp Cú. Bạn đã áp dụng, và đang thực hành.

Từ câu hỏi 6 tới 10. Bạn không bắc buộc phải làm đủ các câu hỏi.

Chọn những bài kệ bạn thích và thực hành được trong 423 Pháp Cú kệ.

Câu hỏi?

06: Tri nhân( biết người trong kệ này). Xem lại bài làm số 13. Tri Nhơn Pháp Cú kệ luận.

07:Tri ngã( biết mình trong kệ này). Xem lại bài làm số 14. Tri Ngã Pháp Cú kệ luận.

08: Đạo đời chuyện. Xem lại bài làm số 15. Đạo Đời Pháp Cú chuyện luận.

09: Thí dụ: để dễ hiểu bài kệ. Xem lại bài làm số16. Dụ ý Pháp Cú kệ luận.

10. Chân thiện mỹ: như thế nào là Giá trị toàn mỹ nhất trong bài kệ. Chú thích bằng ca dao, tục ngữ, điển tích...Xem lại bài làm số 17. Chân Thiện Mỹ, Ý Pháp Cú luận. http://chonnga.blogspot.com/

IV. Kết Luận:

Ai sẽ là người chấm thi! – Cũng chính là bạn chấm thi. Muốn biết bạn sẽ thi thành người tốt, hiền hoặc tới thành Bậc A La Hán.

Thì xem thí dụ dưới đây.

Người Tốt: Không có đạo hoặc tôn giáo khác. Sống không hại người.

Người Hiền: Sống không hại người, biết giữ hạnh phúc gia đình, Biết thiện ác (hiểu 5 giới luật, người Phật tử tại gia. Đã giữ được từ 1 tới 5 giới.)

Người Hiền Trí: Sống không hại người, biết giữ hạnh phúc gia đình, Biết thiện ác, Nhơn quả, chúng sanh bình đẳng, Không ỷ thế cại quyền. Giúp đở người nghèo, khó. Có tánh kiên nhẫn, cầu tiến. Có đầy đủ 5: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tí. Tu Thập Thiện nghiệp.

Người Thiện Tri Thức: Trên đền đáp Tứ trọng ân, dưới nguyện độ Tam đồ khổ. Và có đầy đủ Tín, Hạnh, Nguyện. Tam Bảo. Có Tứ hoành Thệ Nguyện.

Cao hơn nửa là:
Trơ như đất, tâm không hiềm hận,
Vững như trụ đồng mặc cảnh nhục vinh.
Trong như hồ nước, lóng sạch bùn sình.
Bực La Hán dứt luân hồi lận đận.
http://sites.google.com/site/layphat/